Một trong những sản phẩm của nghề gốm truyền thống ở vùng đất Lái Thiêu (thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) là heo đất. Những năm gần đây, nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, các hộ dân đã “cách tân” thay đổi con vật theo từng năm. Về sau, do quá trình đô thị hóa nên các lò nung ở Lái Thiêu được chuyển xuống hoạt động tại thị xã Tân Uyên (Bình Dương).
Năm nay vùng gốm Tân Uyên bắt tay vào sản xuất "trâu vàng".
Để có những chú “trâu vàng” công đoạn đầu tiên là trộn đất. Đất được pha cùng với nước, cho thêm keo và đánh mịn trước khi sử dụng.
Năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Nhàn (phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên) làm hơn 10.000 con trâu đất theo đơn hàng từ các thương lái.
Sau hơn 3 tiếng phơi nắng, trâu đất thành hình và những người thợ sẽ tháo rời khỏi khuôn.
Những con trâu sau khi đã được gỡ khỏi khuôn sẽ được phơi nắng từ 6-8 tiếng đồng hồ trước khi xếp vào lò nung.
Ông Phan Văn Hiệp (thị xã Tân Uyên) đang chuẩn bị nung trâu đất. Ông Hiệp cho biết, mỗi lò nung được 3.000-4.000 con. Thời gian nung khoảng 7 tiếng.
Những con trâu sau khi nung sẽ được bán cho các cơ sở tại thành phố Thủ Dầu Một và thành phố Thuận An để thực hiện công đoạn sơn và bán thành phẩm.
Màu sơn được ưa chuộng là màu vàng. Sau khi sơn xong sẽ phủ kim tuyến lên trâu vàng. Công đoạn khó nhất là vẽ mắt để sản phẩm có hồn.
Những con trâu vàng có giá từ 10.000 đến 80.000 đồng tùy kích cỡ.
Không chỉ bán trong nước, trâu vàng ở Bình Dương còn được xuất khẩu sang Lào, Campuchia.
Thiên Lý/VOV-TPHCM
Viết bình luận