Nắng hạn kéo năng suất "thủ phủ điều" cả nước thấp nhất trong 4 năm qua
Thứ sáu, 13:58, 31/05/2024 theo TTXVN theo TTXVN
VOV4.VOV.VN - Bình Phước được xem là "thủ phủ điều" của Việt Nam với diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước. Niên vụ 2023-2024, nắng nóng kéo dài liên tục khiến năng suất nhiều vườn điều trong giai đoạn ra hoa đậu trái giảm thấp nhất trong 4 năm vừa qua. Năng suất bình quân toàn tỉnh đạt 10,5 tạ/ha, giảm 1 tạ/ha so với năm trước.

 

Gia đình chị Thị Liên ở thôn Bù Dốt (xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập) có diện tích trồng cây điều khoảng 5ha. Hàng năm sau vụ thu hoạch, gia đình thu về trên 5 tấn hạt điều tươi. Tuy nhiên, năm nay sản lượng thu hoạch thấp hơn so với mọi năm. Chị Thị Liên cho biết, năm ngoái vườn điều của gia đình dù ít trái nhưng vẫn thu được trên 5 tấn hạt tươi. Còn vụ thu hoạch năm nay gia đình chỉ thu được khoảng 4 tấn. Theo quan sát, do trong gia đoạn ra hoa, kết trái ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng liên tục, có thời điểm xuất hiện sương muối nên điều khô bông, rụng trái non.

Còn gia đình ông Điểu Krưng cũng ở xã biên giới Bù Gia Mập canh tác 3,5 ha điều cũng thất thu nặng. Theo ông Điểu Krưng, vào vụ thu hoạch năm trước mỗi tuần gia đình đi nhặt thu về hơn 400kg hạt tươi. Ngược lại, mùa vụ năm nay trong giai đoạn chín rộ, mỗi tuần gia đình chỉ thu được vài chục ki lô gam hạt điều tươi.

Không chỉ hộ gia đình chị Thị Liên, ông Điểu Krưng mà rất nhiều các hộ trồng điều đều bị giảm năng suất so với các năm gần đây. Theo nhiều hộ dân trồng điều, nguyên nhân năng suất thấp là do thời tiết bất lợi, sâu bệnh nên hỏng hoa, tỷ lệ đậu thấp.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Bù Gia Mập Hà Văn Toản cho biết, năm ngoái năng suất thu hoạch vườn điều đạt bình quân 9 tạ/ha. Năm nay, nhiều vườn điều của người dân bị khô bông do thời tiết khô hạn nên cuối mùa sản lượng bình quân chỉ đạt từ 7-8 tạ/ha. Trên địa bàn xã biên giới Bù Gia Mập hầu hết là người dân tộc thiểu số sinh sống, cây trồng chủ yếu là điều. Mùa điều thất thu như năm nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống cũng như tái đầu tư cho mùa vụ năm tới.

Cây điều là cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của tỉnh và ngành hàng điều từ lâu đã trở thành ngành hàng mũi nhọn xuất khẩu. Với tổng diện tích gần 150.00ha, Bình Phước được xem là thủ phủ cây điều của cả nước. Hiện nay, cây điều chiếm hơn 30% tổng diện tích cây nông nghiệp lâu năm và chiếm 33% so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Hiện nay, diện tích cho sản phẩm hơn 145.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện như Bù Đăng, Bù Gia Mập, Phú Riềng và Đồng Phú. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước Trần Văn Phương cho biết, niên vụ điều 2023-2024, ở giai đoạn ra hoa đậu trái, nắng nóng kéo dài liên tục ở nền nhiệt độ rất cao từ 37-39 độ, thậm chí có ngày đạt 40 độ, mực nước ngầm giảm sâu, làm cho cây điều không đủ lượng nước để nuôi bông và nuôi dưỡng trái. Nắng nóng kéo dài dẫn đến tình trạng bị khô bông, rụng trái non và trái chậm lớn, đặc biệt là thời điểm cây điều ra bông đợt 2 và đợt 3.

Ngoài ra, diện tích vườn điều già cỗi, trồng bằng giống cũ năng suất thấp chiếm tỷ lệ cao trên 70% so với tổng diện tích điều trên toàn tỉnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp. Bên cạnh đó, diện tích đất sản xuất điều ít thích nghi và không thích nghi cũng chiếm hơn 70.000 ha. Đa số người dân trồng điều đều thiếu hoặc không có vốn đầu tư, nhận thức về việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất điều chưa cao, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo…

Thời gian tới, tỉnh Bình Phước tiếp tục tổ chức theo dõi, bình tuyển và công nhận những giống điều phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước đã tham mưu UBND tỉnh tỉnh phê duyệt Dự án Tái canh vườn điều để làm cơ sở tiếp tục hỗ trợ giống điều mới, năng suất cao phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ địa nhưỡng địa phương nhằm từng bước thay thế những diện tích đang trồng giống điều cũ năng suất thấp trên địa bàn tỉnh./.

theo TTXVN

Viết bình luận

Tin liên quan

Hơn 2.000 ha cây trồng ở Đắk Lắk  bị ảnh hưởng do nắng hạn
Hơn 2.000 ha cây trồng ở Đắk Lắk bị ảnh hưởng do nắng hạn

VOV4.VOV.VN - Nắng nóng kéo dài khiến lượng nước trong các hồ chứa thủy lợi ở Đắk Lắk giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Các địa phương trong tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp ứng phó với tình hình hạn hán.

Hơn 2.000 ha cây trồng ở Đắk Lắk  bị ảnh hưởng do nắng hạn

Hơn 2.000 ha cây trồng ở Đắk Lắk bị ảnh hưởng do nắng hạn

VOV4.VOV.VN - Nắng nóng kéo dài khiến lượng nước trong các hồ chứa thủy lợi ở Đắk Lắk giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Các địa phương trong tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp ứng phó với tình hình hạn hán.

Quảng Bình: Hàng chục ha ngô sắp thu hoạch bị chết do nắng nóng
Quảng Bình: Hàng chục ha ngô sắp thu hoạch bị chết do nắng nóng

VOV4.VOV.VN - Hơn 60ha ngô vụ Đông Xuân của người dân huyện miền núi Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình bị chết do xuất hiện đợt nắng nóng.

Quảng Bình: Hàng chục ha ngô sắp thu hoạch bị chết do nắng nóng

Quảng Bình: Hàng chục ha ngô sắp thu hoạch bị chết do nắng nóng

VOV4.VOV.VN - Hơn 60ha ngô vụ Đông Xuân của người dân huyện miền núi Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình bị chết do xuất hiện đợt nắng nóng.

Vùng đất Chín sông “sống chung” với hạn mặn
Vùng đất Chín sông “sống chung” với hạn mặn

VOV4.VOV.VN - Theo các ngành chuyên môn, vấn đề xâm nhập mặn, thiếu nước mùa khô vùng ĐBSCL thời gian tới sẽ không còn mang tính “chu kỳ” nữa mà trở thành thường xuyên, nhất là khi vùng thượng nguồn xuất hiện các công trình thủy lợi của nước bạn, lượng nước ngọt đổ về hạ nguồn giảm. Do đó, để đảm bảo ổn định cho sản xuất và đời sống các địa phương phải có phương án sống chung với hạn mặn mùa khô, có biện pháp thích ứng với thiên tai.  Nhóm PV Đài TNVN thường trú khu vực ĐBSCL có bài đề cập đến vấn đề này.

Vùng đất Chín sông “sống chung” với hạn mặn

Vùng đất Chín sông “sống chung” với hạn mặn

VOV4.VOV.VN - Theo các ngành chuyên môn, vấn đề xâm nhập mặn, thiếu nước mùa khô vùng ĐBSCL thời gian tới sẽ không còn mang tính “chu kỳ” nữa mà trở thành thường xuyên, nhất là khi vùng thượng nguồn xuất hiện các công trình thủy lợi của nước bạn, lượng nước ngọt đổ về hạ nguồn giảm. Do đó, để đảm bảo ổn định cho sản xuất và đời sống các địa phương phải có phương án sống chung với hạn mặn mùa khô, có biện pháp thích ứng với thiên tai.  Nhóm PV Đài TNVN thường trú khu vực ĐBSCL có bài đề cập đến vấn đề này.

Hạn chế học sinh vùng dân tộc bỏ học
Hạn chế học sinh vùng dân tộc bỏ học

VOV4.VOV.VN - Là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, UBND TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, giúp các em đi đến tương lai bằng hành trang tri thức.

Hạn chế học sinh vùng dân tộc bỏ học

Hạn chế học sinh vùng dân tộc bỏ học

VOV4.VOV.VN - Là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, UBND TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, giúp các em đi đến tương lai bằng hành trang tri thức.

Thao thức vùng hạn mặn
Thao thức vùng hạn mặn

VOV4.VOV.VN - Miền Tây những ngày này, chính quyền và người dân ở nhiều nơi đang căng mình chống chọi với hạn mặn. Cơn khát nước ngọt ở nhiều nơi thực sự gay gắt...

Thao thức vùng hạn mặn

Thao thức vùng hạn mặn

VOV4.VOV.VN - Miền Tây những ngày này, chính quyền và người dân ở nhiều nơi đang căng mình chống chọi với hạn mặn. Cơn khát nước ngọt ở nhiều nơi thực sự gay gắt...

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC