Theo Phó Chủ tịch UBND TX. Tịnh Biên Lâm Văn Bá, hạn chế học sinh bỏ học là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, được cụ thể hóa trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương hàng năm. Trên cơ sở đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lập kế hoạch, triển khai đến các cơ sở giáo dục trên toàn địa bàn.
“Để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, chúng tôi yêu cầu triển khai biện pháp vận động các em và phụ huynh ngay từ đầu năm học. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, đề cao tinh thần hiếu học, nêu gương vượt khó học tốt, hướng đến mục tiêu xây dựng TX. Tịnh Biên trở thành xã hội học tập. Đặc biệt, các cơ sở giáo dục phải đề ra giải pháp phù hợp từng đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học, nhằm duy trì sĩ số hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương” - ông Lâm Văn Bá cho biết.
Hiện nay, UBND thị xã phân công cụ thể vai trò, nhiệm vụ của nhà trường, địa phương trong việc phối hợp, nắm chắc tình hình, kịp thời xử lý khi phát hiện trường hợp có nguy cơ bỏ học. Trưởng phòng GD&ĐT TX. Tịnh Biên Lý Thúy Vân thông tin: “Để đảm bảo sĩ số học sinh hàng năm, chúng tôi đề nghị cơ sở giáo dục tuyên truyền để mọi người hiểu được ích lợi của việc học tập, tự giác quan tâm, đưa con em tới lớp. Bên cạnh đó, tích cực huy động mọi nguồn lực xã hội để chăm lo, hỗ trợ vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, nhất là những em thuộc diện chính sách, đồng bào DTTS Khmer”.
Đơn vị đề cao sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, địa phương và gia đình để vận động học sinh ra lớp. Đối với phụ huynh là đồng bào DTTS Khmer, giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống của họ, nhằm tạo sự thân thiện, gắn bó, giúp họ có động lực cho con em tới trường. Mặt khác, cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phân hóa đối tượng, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, xây dựng môi trường học tập thân thiện.
Là đơn vị giáo dục đặc thù, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Tịnh Biên có 90% học sinh là đồng bào DTTS Khmer. Để duy trì sĩ số học sinh hàng năm, bên cạnh việc thực hiện đúng, đầy đủ chế độ, chính sách cho học sinh theo quy định, Ban Giám hiệu nhà trường còn thường xuyên yêu cầu giáo viên chủ nhiệm nâng cao trách nhiệm trong công tác giảng dạy, theo dõi tình hình học sinh.
Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Tịnh Biên Lê Hồ Thảo Trang chia sẻ: “Chúng tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh để nắm bắt tâm tư tình cảm, hoàn cảnh từng em, kịp thời động viên giúp đỡ; vận động phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện tốt hơn cho con em học tập. Chúng tôi tích cực tổ chức hoạt động vui chơi giải trí, thể dục - thể thao, tạo sự vui vẻ để học sinh gắn bó với trường lớp”.
Thời điểm học sinh đồng bào DTTS dễ bỏ học nhất là sau các kỳ nghỉ dài ngày, hoặc dịp lễ, Tết truyền thống của cộng đồng. Phụ huynh có dịp về thăm nhà sau quá trình lao động ngoài tỉnh, thường có xu hướng muốn đưa con em theo cùng. Do đó, nhà trường chủ động thông tin với chính quyền địa phương, kịp thời phối hợp vận động khi phát hiện trường hợp có nguy cơ bỏ học.
Tại xã An Cư, công tác hạn chế tình trạng học sinh bỏ học cũng được Đảng ủy, UBND xã đặc biệt quan tâm. Phó Chủ tịch UBND xã An Cư Huỳnh Thanh Hải thông tin: “Chúng tôi thường xuyên phối hợp ban giám hiệu các trường nắm tình hình học sinh đến lớp sau kỳ nghỉ dài ngày. Nếu có học sinh tập trung muộn so với quy định, UBND xã cử cán bộ phụ trách phối hợp đoàn thể, nhà trường đến vận động phụ huynh cho các em tiếp tục đến lớp.
Thông thường, học sinh là đồng bào DTTS Khmer hay có xu hướng bỏ học vì theo cha mẹ đi làm ăn xa, hoặc vào chùa tu theo truyền thống. Khi đó, chúng tôi tích cực vận động để các em được tiếp tục đồng hành cùng con chữ. Bởi lẽ, muốn thoát nghèo và có tương lai ổn định, các em phải được học hành đến nơi đến chốn”.
Với sự quan tâm của Thị ủy, UBND TX. Tịnh Biên, đến cuối học kỳ I năm học 2023 - 2024, tỷ lệ học sinh bỏ học ở cấp tiểu học gần 0,2%, giảm 0,01% so cùng kỳ năm học trước; tỷ lệ bỏ học ở cấp THPT giảm 0,04%. “Mục tiêu của chúng tôi là tiếp tục kéo giảm tỷ lệ này, nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương. Muốn thực hiện được, ngoài sự nỗ lực của ngành GD&ĐT, cần có sự tham gia tích cực của các ngành, đoàn thể, địa phương. Đặc biệt, chúng tôi sẽ tích cực huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ các em, với mục tiêu không để học sinh là đồng bào DTTS Khmer phải bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn” - Phó Chủ tịch UBND TX. Tịnh Biên Lâm Văn Bá xác định./.
Viết bình luận
Tin liên quan
Vùng đồng bào Khmer chuyển mình
VOV4.VOV.VN - Trong những năm qua, công tác dân tộc và các chính sách dân tộc được huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng triển khai hiệu quả. Nhờ đó thúc đẩy kinh tế-xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển.
Vùng đồng bào Khmer chuyển mình
VOV4.VOV.VN - Trong những năm qua, công tác dân tộc và các chính sách dân tộc được huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng triển khai hiệu quả. Nhờ đó thúc đẩy kinh tế-xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển.
Bạc Liêu: Gìn giữ văn hóa Khmer
VOV4.VOV.VN - Bạc Liêu là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống đan xen cùng với các dân tộc Kinh và Hoa. Bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer chính là niềm tự hào của phum, sóc. Thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm chung tay bảo tồn, đánh thức giá trị của văn hóa truyền thống Khmer, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Bạc Liêu: Gìn giữ văn hóa Khmer
VOV4.VOV.VN - Bạc Liêu là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống đan xen cùng với các dân tộc Kinh và Hoa. Bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer chính là niềm tự hào của phum, sóc. Thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm chung tay bảo tồn, đánh thức giá trị của văn hóa truyền thống Khmer, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Anh nông dân Khmer thu nhập tiền tỷ từ kinh doanh lúa gạo
VOV4.VOV.VN - Anh Thạch Thi, 45 tuổi, người dân tộc Khmer ở thị trấn Hưng Lợi, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng sở hữu 13 ha đất ruộng, một nhà máy sấy lúa hiện đại, nhiều trọng tải lớn thu mua lúa hàng ngàn tấn mỗi năm…. với tổng thu nhập kiếm được hàng tỷ đồng.
Anh nông dân Khmer thu nhập tiền tỷ từ kinh doanh lúa gạo
VOV4.VOV.VN - Anh Thạch Thi, 45 tuổi, người dân tộc Khmer ở thị trấn Hưng Lợi, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng sở hữu 13 ha đất ruộng, một nhà máy sấy lúa hiện đại, nhiều trọng tải lớn thu mua lúa hàng ngàn tấn mỗi năm…. với tổng thu nhập kiếm được hàng tỷ đồng.