Thôn R’Chai 3, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng có 305 hộ, với 1.673 nhân khẩu, với 5 dân tộc anh em cùng chung sống, gồm: Kinh, K’Ho, Khmer, Tày, Nùng, trong đó ngườ K’Ho chiếm phần lớn. Trên địa bàn có 4 tôn giáo là: Tin Lành, Phật Giáo, Cao Đài và Thiên Chúa giáo.
Bà con các dân tộc trong thôn chịu thương chịu khó, đoàn kết gíup đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, trong những thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng ủy chính quyền địa phương, công tác vận động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, tình hình dịch bệnh được sớm được khống chế.
Sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn, đồng bào các dân tộc, các tôn giáo đã tích cực tăng gia sản xuất, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển toàn diện. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đạt 58triệu đồng. Cả thôn chỉ còn 2 hộ nghèo.
Ông Ka Să Ha Nhiếu Ủy viên Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, người uy tín ở thôn R’Chai 3, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng chia sẻ, bà con trong thôn đã biết học hỏi anh em người Kinh, thay đổi tư duy canh tác, sản xuất nông nghiệp. Bà con đã biết trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: Ớt, lagim, cà chua, rau, su su, cà phê...Trong thôn nay chiếm khoảng từ 30 tới 40% hộ dân canh tác laghim. Đây là sự thay đổi rõ rệt.
Dà Sar là xã vùng sâu của huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, - một trong những xã vùng dân tộc thiểu số sớm đạt chuẩn nông thôn mới. Toàn xã có 7.832 hộ dân, với hơn 31.200 nhân khẩu; trong đó bà con dân tộc thiểu chiếm gần 70% dân số. Trong những năm vừa qua, nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ cà phê già cỗi sang trồng sang trồng dâu – nuôi tằm và trồng các loại hoa màu, rau-củ-qua, bà con đã có thu nhập cao hơn.
Phần lớn bà con ở đây theo đạo Tin Lành và được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho xây dựng 2 nhà thờ khang trang. Nhờ kinh tế phát triển, bà con dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành nơi đây đã có điều kiện để đón Noel đầm ấm - hạnh phúc. Trong chương trình văn nghệ chào đón Giáng sinh, bà con K’Ho ở đây cũng không thể thiếu tiếng cồng chiêng, bởi đó là bản sắc văn hóa.
Ông Cil Ha Ổn (dân tộc K’Ho) ở thôn 3, xã Dà Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng cho biết, muốn Noel thêm vui vẻ và đầm ấm vào ngày 25/12 tại nhà thờ nên thôn mời đội cồng chiêng đánh tham gia cùng. Năm nay, nhờ chính quyền quan tâm kiểm soát dịch Covid-19 nên vào dịp Noel này hoặc đám cưới đám hỏi đều diễn ra an toàn.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, bên cạnh vai trò của các tổ chức đoàn thể, các chức sắc tôn giáo trên địa bàn đã vận động bà con giáo dân tích cực tham gia. Nhiều hộ gia đình đã hiến đất làm đường giao thông, tích cực tham gia ngày công lao động. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn đã thay da đổi thịt. Không chỉ chấp hành nghiêm chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, hầu hết bà con giáo dân ở đây còn sống đúng với phương châm “tốt đời đẹp đạo”.
Bà Liêng Jrang K’Sáu - Chủ tịch Hội Nông dân xã Dà Sas, huyện Lạc Dương cho biết: Các chức sắc tôn giáo luôn là người đi đầu, nêu gương trong việc chấp hành tốt chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các cuộc vận động, các cuộc họp do chính quyền địa phương tổ chức để vận động bà con có đạo chấp hành tốt.
Chỉ còn một tuần nữa là bước sang năm mới 2023, một mùa Noel nữa lại về. Trong những ngày qua, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và các địa phương trong tỉnh đã đến thăm, chúc mừng Giáng sinh các cơ sở tôn giáo, ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của các chức sắc, các tín đồ và bà con giáo dân trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, phục hồi kinh tế.
Lãnh đạo và chính quyền các cấp tỉnh Lâm Đồng luôn ủng hộ, tạo điều kiện tốt nhất để các tôn giáo hoạt động; đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của bà con giáo dân, vận động bà con giáo dân lao động sản xuất, nâng cao đời sống, và tích cực tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc./.
Viết bình luận