Người Khơ me - những cư dân bản địa
Thứ ba, 00:00, 01/09/2020 HH BT bài HH BT bài
VOV4.VN - Tại Việt Nam, người Khơ me sinh sống tập trung ở phía Nam và Tây Nam. Theo các nhà nghiên cứu, đây được coi là nhóm cư dân Khơ me ở vùng thấp hay còn được gọi là Khơ me Crôm. Họ là chủ nhân của nền văn hóa rực rỡ trong thiên niên kỷ thứ nhất.

Theo đó, người Khơ me cư trú lâu đời nhất ở khu vực Trà Vinh, đông nhất như ở Sóc Trăng, Kiên Giang. Ngoài ra, họ còn sinh sống rải rác các tỉnh khác của đồng bằng Nam Bộ như Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang… Hình thái cư trú của họ là phum, sóc.

Ở Campuchia, người Khơ me chiếm khoảng 90% dân số. Liệu có thể nhận diện người Khơ me ở Việt Nam và Campuchia? PGS.TS Lê Ngọc Thắng, nguyên Viện trưởng viện Dân tộc cho hay, người Khơ me ở hai nước có điểm tương đồng về ngôn ngữ, tín ngưỡng.


Chùa Vàm Rây được xem như một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất miền Tây. Ảnh: vnexpress.net

"Người Khmer ở Việt Nam bên cạnh tiếng Khmer người ta nói được tiếng Hoa, tiếng Việt. Còn người Khmer ở bên kia một bộ phận người ta chỉ nói được tiếng Khmer thôi, còn vùng giáp biên giới buôn bán thì có một bộ phận nói được tiếng Việt để trao đổi buôn bán. Bộ phận người Khmer cộng cư lâu đời với người Kinh, người Hoa, người Chăm. 4 dân tộc ở vùng này có thể nói được ngôn ngữ giao tiếp".
Ông Thắng còn cho biết, tôn giáo chính của người Khơ me là đạo phật phái nam tông. Vì vậy, với họ ngôi chùa có ý nghĩa quan trọng. Thậm chí, nếu biết tuổi của ngôi chùa của người Khơ me, bạn cũng có thể ước định được thời gian cư ngụ của đồng bào trên mảnh đất ấy. 
"Khi tính nơi cư trú của người Khmer thì người ta lấy tuổi của cái chùa khi mà văn hóa phật giáo ra đời. Ví dụ, Trà Vinh có 1 cái chùa 5 – 600 năm. Nói như thế không có nghĩa từ khi có vật giáo thì mới có người Khmer mà người ta có trước đấy từ rất lâu đời. Nhưng về sau để mà nhận diện những vùng cư trú thì tuổi chùa là một trong những tiêu chí xác định người Khmer cư trú ở các vùng đất đấy".
Là cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me, ngữ hệ Nam Á, người Khơ me có chữ viết riêng và thuộc dân tộc có số dân đông nhất trong số các dân tộc nói ngôn ngữ Môn – Khơ me ở Việt Nam. 
"Người Khmer ở Việt Nam là một trong những cộng đồng có chữ viết riêng và chữ viết nằm trong hệ chung gọi là sancarit, tức chữ Bắc Phạn, giống như chữ Thái, chữ Miến Điện mà chúng ta hay thường thấy. Chữ viết này ảnh hưởng do quá trình giao thoa văn hóa với Ấn Độ và quá trình truyền giáo và nó gắn với phật giáo. Những ngôn ngữ này nó liên quan đến kinh phật, liên quan đến kiến trúc chùa chiền. Đây là một cộng đồng có ngôn ngữ, chữ viết và nó được truyền dạy cho người Khmer ở trong các ngôi chùa.

Thu Cúc/VOV4


HH BT bài

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC