Tây Nguyên: Giá giống cây cà phê nhân lập đỉnh - nguồn cung khan hiếm
Thứ ba, 11:08, 01/08/2023 Đinh Tuấn/VOV Tây Nguyên Đinh Tuấn/VOV Tây Nguyên
VOV4.VOV.VN - Giá cà phê nhân liên tục ở mức cao nhất trong lịch sử đang khiến cây cà phê ở Tây Nguyên lấy lại vị thế vốn có, sau mấy năm "lùi bước" trước chuối, chanh dây và sầu riêng. Những vườn ươm cà phê giống, mọi năm hoạt động cầm chừng thì năm nay đã cháy hàng. Đây là diễn biến tích cực đối với Tây Nguyên, hạn chế tình trạng ồ ạt bỏ cà phê để chuyển sang những cây trồng mới, giá trị kinh tế cao nhưng chưa có thị trường ổn định.

 

Mới hơn 2 tháng kể từ đầu mùa xuống giống ở địa bàn Tây Nguyên, nhiều vườn ươm ở vựa cây lớn nhất khu vực, xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, đã bán hết cây cà phê giống. Bên cạnh những đơn hàng mua bán trực tuyến, không ít nông dân đánh cả xe tải, bán tải và công nông đi mua cây cà phê. Nếu như mọi năm, bà con dễ dàng mua được với giá chỉ từ trên dưới 2 nghìn tới 4 nghìn đồng/1 cây (tùy loại), thì năm nay mức giá tăng gấp nhiều lần mà vẫn khó tìm được cây giống  như ý. Như anh Nguyễn Văn Út, ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, đã đặt mua ở tỉnh Đăk Lăk, chấp nhận vận chuyển xa gần 300km với hy vọng sẽ được những cây cà phê tốt nhất. Nhưng khi tới nơi, anh rất thất vọng vì vườn chỉ còn những cây kém chất lượng.

Mùa xuống giống năm 2023 mới qua gần một nửa thời gian, nhưng lợi nhuận của các vườn ươm đã được định đoạt. Theo một chủ vườn tên Ủy, ở thôn 11, xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, năm nay ai ươm nhiều cà phê thì thắng lớn, còn lại đều gặp khó khăn. Ngay cả cây sầu riêng, vốn rất được ưa chuộng những năm trước, thì năm nay cũng gần như bị lãng quên trước sức hút của cà phê.

"Cây cà phê thì lúc đầu mùa người ta bán có ngàn rưỡi, ngàn sáu một cây thôi. Nhưng bây giờ người ta bán 9-10 nghìn một cây; có khi đến 25 nghìn đồng một cây, gấp mấy lần. Tức là không lường được người ta trồng cà phê nhiều thế. Còn sầu riêng, thì mọi năm bán một trăm, trăm mốt, bây giờ chỉ bán bảy, tám chục." - Chủ vườn này cho biết.

Việc giá cây cà phê giống tăng cao khiến nông dân, khi đến Hòa Thắng thường phải khảo giá hết cơ sở này đến cơ sở khác. Tuy nhiên, việc khảo giá và mặc cả của nông dân ở thời điểm này rất khó giúp họ mua được cà phê giống với giá như mong đợi, bởi tình trạng tăng giá diễn ra đồng loạt.

"Công làm trước là trăm rưỡi trăm sáu, giờ lên hai trăm ba. Đất ươm cây, trước 500 nghìn  một xe, giờ là hơn một triệu. Nói chung, tất cả công làm, mọi thứ bây giờ đều tăng. Mà người ta lên giá thì chúng tôi cũng phải lên giá thôi." - Người phụ trách điểm bán cây giống của vườn ươm Quốc Cường, xã Hòa Thắng, lý giải sự chính đáng của việc lên giá.

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ cà phê (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên), việc sốt giá, khan hàng cây cà phê giống trong năm nay là do sự kết hợp  của nhiều nguyên nhân. Đáng kể nhất trong đó là giá cà phê nhân duy trì ở mức từ 60.000 đến 67.000 đồng/1kg suốt  thời gian dài, đúng vào thời điểm giá chanh dây, một sản phẩm trồng thay thế cho vườn cà phê tái canh, bị sụt giảm nghiêm trọng; diện tích lớn sầu riêng bị rụng trái khiến nông dân e ngại. Những điều đó thúc đẩy nông dân trở lại với trồng cà phê, khiến nhu cầu cây giống tăng vọt. Ngay cả trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cà phê, cũng chỉ đủ cây giống để bán trong tháng 5 và tháng 6. Anh Trần Tuấn, cán bộ phụ trách điểm bán giống của trung tâm cho biết, từ cách đây 3 tuần, toàn bộ hơn 1 triệu cây giống ươm trồng được trong vụ này, đã được giao hết đến tay khách hàng. Ngay cả hạt cà phê giống, cũng phải đợi vài tháng nữa, mới có để ươm trồng vụ mới, nên rất khó khắc phục tình trạng sốt giá cây cà phê giống hiện nay.

Khu vực Tây Nguyên có tổng diện tích cà phê khoảng 640.000 ha. Với chu kỳ khai thác 20 năm, mỗi năm sẽ có khoảng 30.000 ha cà phê tái canh, cần đến khoảng 40 triệu cây cà phê giống. Những năm vừa qua, giá cà phê ở mức khá thấp nên nhịp độ tái canh bị chững lại khi nông dân tạm thay thế các loại cây cho trái hàng năm, như chuối và chanh dây, hoặc chuyển sang trồng cây ăn trái lâu năm như bơ, sầu riêng... Năm nay, cà phê nhân đạt mức giá cao nhất trong lịch sử trong khi đa số trái cây mất mùa hoặc mất giá, đã khiến diện tích cà phê  bật tăng trở lại. Đây có thể là diễn biến tích cực, giúp Tây Nguyên hình thành được cơ cấu nông nghiệp hợp lý, hài hòa giữa cà phê chủ lực và những cây kinh tế thế mạnh mới.

Đinh Tuấn/VOV Tây Nguyên

Viết bình luận

Tin liên quan

Kon Tum: Không có doanh nghiệp, Hợp tác xã trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Kon Plông
Kon Tum: Không có doanh nghiệp, Hợp tác xã trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Kon Plông

VOV4.VOV.VN - Trước việc một số cá nhân, doanh nghiệp tự quảng bá, giới thiệu với nhà đầu tư, khách hàng về việc trồng, sản xuất các sản phẩm sâm Ngọc Linh ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, ngày 24/7, ông Đặng Quang Hà, Chủ tịch UBND huyện Kon Plông khẳng định đây là những thông tin sai sự thật.

Kon Tum: Không có doanh nghiệp, Hợp tác xã trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Kon Plông

Kon Tum: Không có doanh nghiệp, Hợp tác xã trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Kon Plông

VOV4.VOV.VN - Trước việc một số cá nhân, doanh nghiệp tự quảng bá, giới thiệu với nhà đầu tư, khách hàng về việc trồng, sản xuất các sản phẩm sâm Ngọc Linh ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, ngày 24/7, ông Đặng Quang Hà, Chủ tịch UBND huyện Kon Plông khẳng định đây là những thông tin sai sự thật.

Tiền Giang: Hơn 40 triệu mét khối cát lòng sông còn có thể khai thác
Tiền Giang: Hơn 40 triệu mét khối cát lòng sông còn có thể khai thác

VOV4.VOV.VN - Theo đánh giá của ngành chức năng, lượng cát lòng sông ở tỉnh Tiền Giang còn khá lớn. Tỉnh Tiền Giang đang tiến hành khảo sát, quy hoạch tổng thể, để sớm khai thác các mỏ cát, phục vụ các công trình dự án trọng điểm và nhu cầu xây dựng của người dân, doanh nghiệp tại địa phương.

Tiền Giang: Hơn 40 triệu mét khối cát lòng sông còn có thể khai thác

Tiền Giang: Hơn 40 triệu mét khối cát lòng sông còn có thể khai thác

VOV4.VOV.VN - Theo đánh giá của ngành chức năng, lượng cát lòng sông ở tỉnh Tiền Giang còn khá lớn. Tỉnh Tiền Giang đang tiến hành khảo sát, quy hoạch tổng thể, để sớm khai thác các mỏ cát, phục vụ các công trình dự án trọng điểm và nhu cầu xây dựng của người dân, doanh nghiệp tại địa phương.

Bắc Kạn: Gỡ khó cho công trình giao thông trọng điểm
Bắc Kạn: Gỡ khó cho công trình giao thông trọng điểm

VOV4.VOV.VN - Trong quá trình thực hiện Dự án giao thông trọng điểm từ thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể cần sự giám sát chặt chẽ từ chính quyền cơ sở... tránh tình trạng người dân, doanh nghiệp lợi dụng đổ thải tràn lan, đe dọa môi trường sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sản xuất của người dân.

Bắc Kạn: Gỡ khó cho công trình giao thông trọng điểm

Bắc Kạn: Gỡ khó cho công trình giao thông trọng điểm

VOV4.VOV.VN - Trong quá trình thực hiện Dự án giao thông trọng điểm từ thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể cần sự giám sát chặt chẽ từ chính quyền cơ sở... tránh tình trạng người dân, doanh nghiệp lợi dụng đổ thải tràn lan, đe dọa môi trường sinh thái, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sản xuất của người dân.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC