Nỗi lo của những bộ tộc ở thung lũng tuyệt đẹp
Thứ sáu, 00:00, 08/04/2016 Phượng dịch Phượng dịch

Vùng hạ lưu sông Omo ở Tây Nam Ethiopia là nhà của 8 bộ lạc khác nhau, với số dân khoảng 200.000 người. Họ đã sống ở vùng đất tuyệt đẹp này suốt hàng thế kỷ. Tuy nhiên, tương lai của những bộ lạc ấy đang bấp bênh.

 

Một đập thủy điện khổng lồ, Gibe III, đang được xây dựng trên sông Omo để cung cấp điện cho những đồn điền rộng lớn, buộc các thổ dân rời bỏ đất đai của họ.

 

Salini Costruttori, một công ty Italia, đã khởi công con đập cuối năm 2006, và bây giờ đang hoàn thiện nó.  Ảnh vệ tinh cho thấy chính phủ đã bắt đầu tích nước. Điều này sẽ hủy hoại hệ sinh thái mong manh và nguồn sống của các bộ lạc, vốn có liên hệ mật thiết với con sông và mùa lũ hàng năm của nó.

 

Có thể chúng tôi sẽ chết

 

Các thổ dân Kwegu ở thung lũng hạ Omo, Ethiopia thông báo (năm 2015) rằng họ đang chết đói. Đó là kết quả của việc buộc họ rời bỏ đất đai và việc lấy nước tưới cho các đồn điền trồng mía đã làm khô cạn dòng sông mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào nó.

 

Thung lũng Hạ Omo là một vùng đất tuyệt đẹp với những hệ sinh thái đa dạng, gồm đồng cỏ, những vùng núi lửa dâng cao và một trong những khu rừng ven sông cổ xưa còn sót lại của dạng châu Phi nửa khô hạn, nuôi sống rất nhiều động vật hoang dã.

 

Người Bodi (Me’en), Daasanach, Kara (hoặc Karo), Kwegu (hoặc Muguji), Mursi và Nyangatom  sống dọc sông Omo và cuộc sống của họ phụ thuộc vào dòng sông này. Dòng lũ hàng năm của sông Omo làm giàu cho hệ sinh thái và đảm bảo đủ lương thực cho các bộ lạc ở nơi mưa rất ít và thất thường. Dòng lũ rút đi từ từ, để lại phù sa màu mỡ hai bên bờ sông, và họ gieo trồng theo dòng rút của lũ.

  

Họ cũng sản xuất dựa vào nước mưa, luân phiên trồng lúa miến, ngô và các loại đậu trên vùng đất phù sa. Một số bộ lạc, đặc biệt là Kwegu, đi săn thú và đánh cá.

 

Gia súc, dê và cừu là thứ sống còn với hầu hết các bộ lạc, vì chúng cung cấp máu, sữa, thịt và da. Gia súc có giá trị cao và được dùng để biểu thị cho sự giàu có của cô dâu. Chúng rất quan trọng để chống lại nạn đói khi mưa không đến và mất mùa. Vào một mùa nào đó, các gia đình chuyển tới những khu trại tạm để chuẩn bị bãi chăn mới cho đàn gia súc, họ sống bằng sữa và máu những con vật của mình. Người Bodi hát những bài ca về đàn gia súc tuyệt vời của họ.

 

Những bộ lạc khác, như Hamar, Chai, Suri và Turkana, sống xa dòng sông hơn, nhưng với việc liên minh các bộ tộc, họ cũng có thể tiếp cận vùng đất phù sa ven sông, đặc biệt trong những thời điểm khan hiếm nước.  

 

 

Excited Hamar women blowing their horns and shouting taunts to the Maza men who will whip them. Women regard the scars as a proof of devotion to their husbands.

Những phụ nữ Hamar hào hứng thổi tù và và lớn tiếng chế nhạo những người đàn ông Maza, những người sẽ đánh roi họ. Phụ nữ coi những vết sẹo là bằng chứng thành tâm với chồng

The Karo (or Kara), with a population of about 1000 - 1500 live on the east banks of the Omo River in south Ethiopia. Here, a Karo mother sits with her children.

Bà mẹ Karo với những đứa con. Người Karo (hoặc Kara), số dân khoảng 1000-1500 người, sống ở bờ Đông sông Omo

Young Mursi shepherds looking after livestock, Ethiopia.

Những đứa trẻ chăn cừu thuộc bộ lạc Mursi

Young Hamar boys painted with white ash, Omo Valley, Ethiopia. The Gibe III dam that is being constructed will destroy their people's livelihood.

Trẻ em Hamar vẽ lên thân thể bằng tro trắng

Kwegu men, fishing on the Omo River, Ethiopia.

Người đàn ông Kwegu đánh cá trên sông Omo

During dry periods the Nyangatom dig deep into the land in order to extract water. Kibish river bed, Ethiopia.

Trong suốt mùa khô hạn, người Nyangatom đào sâu xuống đất để kiếm nước

 

 

Theo Survival International

Phượng dịch

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC