Tương lai ảm đạm của những cư dân nơi vùng đất tráng lệ
Thứ sáu, 00:00, 06/01/2017 p dịch p dịch

Toàn cầu hóa và sự phát triển đang tác động mạnh lên các bộ lạc sống ở thung lũng Omo, một vùng xa xôi hẻo lánh ở Ethiopia. Các nhóm đấu tranh cho quyền con người lo sợ rằng tương lai của những thổ dân này sẽ vô cùng ảm đạm nếu họ bị ép phải chuyển đi nơi khác, sống tách rời nhau, phải từ bỏ lối sống truyền thống khi đất đai của họ bị người khác lấy mất, hay họ không còn khả năng chăm sóc đàn gia súc của mình.

 

Vùng hạ lưu sông Omo ở Tây nam Ethiopia là nhà của 8 bộ lạc khác nhau, với số dân khoảng 200.000 người. Họ đã sống ở đó cả ngàn năm nay.

 

Thung lũng Omo là vùng đất tráng lệ với nhiều hệ sinh thái khác nhau, gồm đồng cỏ, núi lửa và một trong số những cánh rừng cổ xưa còn sót lại thuộc hệ sinh thái châu Phi bán khô hạn - nơi có rất nhiều loài sinh vật.

 

Người Bodi (Me’en), Daasanach, Kara (hoặc Karo), Kwegu (hoặc Muguji), Mursi và Nyangatom sống dọc con sông Omo. Nguồn sống của họ phụ thuộc vào dòng sông này. Họ trồng lúa miến, ngô, đậu và các loại ngũ cốc. Một số bộ lạc, như Kwegu, săn thú và cá.

 

Gia súc, dê và cừu là nguồn sống của hầu hết các bộ lạc ở vùng này. Chúng cung cấp cho họ máu, sữa, thịt và da. Máu và sữa gia súc giúp họ sống qua mùa khô hạn. Họ trích máu chúng để uống, nhưng không làm gia súc chết. Những thổ dân ở thung lũng này rất quý gia súc, và sẵn sàng quyết chiến để bảo vệ chúng. Họ chỉ giết gia súc khi tổ chức các nghi lễ cầu cúng. Thậm chí, người Bodi còn có những bài hát ca ngợi gia súc, họ hát cho chúng nghe, và khi chúng chết, họ chôn chúng.

 

Nhưng từ khi những con đập thủy điện xuất hiện ở vùng này, cuộc sống của thổ dân bắt đầu thay đổi. Dòng Omo cung cấp những cơn lũ hàng năm, mang phù sa đến cho ruộng đồng của thổ dân. Có thủy điện, lũ không còn, họ không thể sản xuất nông nghiệp nữa. Hệ sinh thái mong manh của thung lũng Omo đang đứng trước nguy cơ bị phá hủy. Thung lũng chết, cuộc sống của thổ dân cũng sẽ tàn lụi theo nó.

 


Phụ nữ bộ lạc Mursi trong công viên quốc gia Mago. Họ thích trang điểm bằng trái cây, rau củ.

Các cậu bé Mursi đi cà kheo. Con đập Gibe III, đập thủy điện lớn thứ 3 ở châu Phi, những đồn điền bông và mía đường rộng lớn, những nhà máy đang tác động mạnh tới lối sống của các bộ lạc trong thung lũng. Họ, thổ dân, dựa vào dòng sông Omo để duy trì sự sống của mình.

Một số phụ nữ Mursi chọn cách đeo những chiếc đĩa bằng đất sét ở môi dưới. Một cô gái sẽ cắt môi dưới khi cô tới tuổi 15-16. Vết cắt sẽ được nong rộng dần ra, cho tới khi chèn được một cái đĩa lớn vào đó.

Một phụ nữ bộ lạc Suri đang trang điểm

Cụ bà người Suri hút một tẩu thuốc

Trẻ con Suri  ở thung lũng Omo nam Ethiopia, vùng gần Kibish, tạo dáng để chụp ảnh

Các thành viên bộ lạc Karo đứng cạnh dòng Omo. Karo là nhóm dân tộc vùng sông Nil. Họ nổi tiếng với những hình vẽ trên cơ thể. Karo là một trong những bộ lạc nhỏ nhất trong vùng.

Các nhóm bảo vệ quyền con người lo cho tương lai của các bộ lạc nếu họ bị buộc phải ly tán, từ bỏ lối sống truyền thống và không còn có thể trông coi gia súc khi toàn cầu hóa và sự phát triển chạm tới vùng này.

Những thành viên của bộ lạc Karo

Đàn ông bộ lạc Suri tham dự trận chiến gậy. Theo truyền thống, chiến đấu là cách để gây ấn tượng với phụ nữ và tím kiếm một cô vợ. Những trận chiến khá hung bạo và thỉnh thoảng có người chết. Các chiến binh chỉ che thân một tí chút hoặc trần truồng và không hề có gì bảo vệ.

Người đàn ông Hamar này đang vẽ mặt trước khi tham gia nghi lễ nhảy qua con bò.

Phụ nữ Hamar nhảy múa trước nghi lễ nhảy qua con bò. Trước đó, họ để cho những người đàn ông đánh mình tơi tả để chứng minh sự tận hiến của mình. (Trong ảnh, lưng họ nát tươm, bật máu)

Một người đàn ông Hamar tham dự nghi lễ nhảy qua lưng bò. Nghi lễ này đã được người Hamar thực hiện hàng ngàn năm nay. Đó là nghi lễ công nhận một người đàn ông đã trưởng thành. Người đàn ông phải chạy qua lưng các con bò xếp thành hàng 4 lần. Nếu ngã, anh ta phải làm lại cho đến khi nào thành công thì thôi. Nếu không vượt qua thử thách này, anh ta sẽ bị sỉ nhục, bị đuổi khỏi làng và không bao giờ có thể lấy nổi vợ.

Một phụ nữ bộ lạc Bena ăn mật ong vừa thu hoạch trên cây. Bena là một dân tộc vùng sông Nil ở Ethiopia và nổi tiếng với tài nuôi ong.

Một phụ nữ bộ lạc Suri vác củi về.

 

 

 

p dịch

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC