Mặt khác, diện tích rừng giao cho cộng đồng chủ yếu là rừng nghèo kiệt, đất có địa hình phức tạp nên hiệu quả đạt được còn thấp: việc giao đất, giao rừng không làm tăng được đáng kể thu nhập của các nhóm hộ và cộng đồng.
Chiều nay, 15/8, Đoàn giám sát Hội đồng dân tộc của Quốc hội do ông Giàng A Chu, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc, làm trưởng đoàn làm việc với UBND tỉnh Đắc Nông về chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Ảnh:baodaknong.org.vn
Các thành viên của Đoàn giám sát cho rằng, Đắc Nông cần có biện pháp để các hộ dân cư và đồng bào dân tộc thiểu số có được thu nhập thỏa đáng từ diện tích đất và rừng được giao, bởi đây là cốt lõi của chính sách giao đất giao rừng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả bảo vệ-phát triển rừng trên diện tích giao khoán.
Để có được hiệu quả đó, Đăk Nông cần bố trí nguồn vốn hợp lý cũng như xây dựng các nguồn kinh phí hỗ trợ cho các nhóm hộ, chủ rừng.
Ông Giàng A Chu nói: “Giao đất giao rừng, cấp quyền sử dụng đất luôn để đảm bảo tính pháp lý cao, từ đó để người dân nâng cao trách nhiệm, một mặt có thể dùng để vay vốn để đầu tư cho phát triển sản xuất. Điều tiết kinh phí để bổ sung cho các địa phương có rừng, tăng cường thêm để có thêm thu nhập, làm sao các chính sách đến dân thực sự có tác dụng trong công tác bảo vệ rừng”.
Hoàng Qui/VOV-Tây Nguyên
Viết bình luận