Nâng cao năng lực cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản trong chương trình 135 ở Thanh Hóa
Thứ tư, 00:00, 29/11/2017 Thu Hòa phỏng vấn+ 1 ảnh Thu Hòa phỏng vấn+ 1 ảnh
Một trong những điểm mới nhất của giai đoạn 3 chương trình 135, đó là nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực. Vì suy cho cùng, chính sách đúng nhưng cán bộ triển khai phải đáp ứng được, vận dụng linh hoạt, sáng tạo thì chính sách mới hiệu quả. Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn ông Lương Văn Tưởng - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa về kết quả và định hướng của địa phương thực hiện hợp phần nâng cao năng lực cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản trong chương trình 135.
 

Thưa ông, về dự án nâng cao năng lực cộng đồng cho cán bộ thôn bản, ở Thanh Hóa đã thực hiện như thế nào?

Hiện nay tỉnh Thanh Hóa có 100 xã và 181 thôn đặc biệt khó khăn, thực hiện tiểu dự án nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã và thôn đặc biệt khó khăn năm 2017, chúng tôi có những thuận lợi: những năm qua tiểu dự án này chưa được thực hiện cho nên việc triển khai lần này thấy đội ngũ cán bộ xã và thôn bản rất có nhu cầu được đào tạo kiến thức cơ bản, để nâng cao năng lực góp phần vào quản lý dự án. Cán bộ và nhân dân các thôn bản đặc biệt khó khăn tham gia ủng hộ rất tích cực. Về kết quả đạt được, UBND tỉnh đã giao cho Ban Dân tộc phối hợp với các ban ngành liên quan và các huyện để tổ chức tập huấn 34 lớp với 3383 học viên, số học viên tham gia đạt 97% theo kế hoạch. Trong đó có 3 lớp là chủ tịch UBND xã và cán bộ địa chính, 31 lớp học viên là bí thư chi bộ thôn, cán bộ chi hội nông dân, cán bộ ban mặt trận và chi hội cựu chiến binh thôn. Về nội dung tập huấn chúng tôi tập trung vào 6 chuyên đề: tuyên truyền chính sách của Đảng Nhà nước về giảm nghèo nhanh bền vững các xã 135, công tác vận động chính sách giảm nghèo, quản lý tài chính chương trình 135 giai đoạn 2016- 2020, thực hiện quy trình giám sát có vai trò của cộng đồng, một số vấn đề về bình đẳng giới…

          So với trước đây khi chưa tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ thôn bản thì thay đổi như thế nào? Ông có thể cho một số ví dụ cụ thể?

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có số huyện nghèo hưởng chương trình 135, hưởng chương trình 30A lớn, khi triển khai thực hiện cũng đã có một số dự án được tập huấn, nhưng lần này được UBDT các bộ ngành quan tâm đưa hợp phần đào tạo nâng cao năng lực này vào thì trước hết cán bộ nhân dân thuộc các đối tượng được mời tập huấn họ rất phấn khởi, tiếp thu tốt. Từ kiến thức được tiếp thu, thì họ về cùng với chủ đầu tư triển khai các chương trình dự án có hiệu quả hơn, đặc biệt trong việc giám sát để nâng cao chất lượng chương trình. Thứ hai là phương pháp xây dựng kế hoạch hàng năm có sự giám sát của cộng đồng thực hiện tốt hơn, qua đánh giá chúng tôi cũng thấy hiệu quả của kiến thức tập huấn được nâng lên, và chắc chắn chương trình 135 những năm tiếp theo sẽ thực hiện tốt hơn. Giai đoạn 1 có kinh phí thực hiện cái này, giờ lại có nguồn kinh phí để thực hiện đào tạo, hiện nay có nhiều quy định mới, các đối tượng được tập huấn triển khai nhận thức về quản lý chương trình có hiệu quả. Ngoài tập huấn, Ban Dân tộc tổ chức một số đoàn đi tham quan ở một số tỉnh để học tập kinh tế phát triển kinh tế xã hội, làm vườn, làm trang trại.. qua tập huấn góp phần thiết thực nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các thôn xã ĐBKK, thông qua đó thực hiện tốt chương trình 135 và công tác giảm nghèo năm 2018 và các năm tiếp theo.

Một số các địa phương khác khi xã có điều kiện làm chủ đầu tư, nhưng tỉnh và huyện chưa có cơ chế, linh hoạt để giao cho xã, ở Thanh Hóa có hiện tượng này không ạ?

Ở Thanh Hóa từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 và cho đến bây giờ, tất cả các xã thuộc chương trình 135 thì chúng tôi đều giao cho cấp xã làm chủ đầu tư. Việc triển khai của họ giai đoạn đầu thì khó khăn, năng lực làm chủ đầu tư, nắm được các quy định của pháp luật, rồi thành lập các tổ chức giám sát, trước đây đang còn bỡ ngỡ và họ cũng nhờ các cơ quan tư vấn, còn những năm sau này có những lớp tập huấn thì trách nhiệm của chủ đầu tư đến đâu, trách nhiệm của cộng đồng đến đâu, thì họ đều đảm đương được trong chương trình 135. Chúng tôi là 100 xã thì 100 xã đều làm chủ đầu tư, số vốn thường là 1 tỷ đồng/1 xã.

Hướng tới về hợp phần nâng cao năng lực thì Ban Dân tộc tỉnh sẽ có triển khai như thế nào để có hiệu quả thực chất?

Riêng đầu tư phát triển là xã làm chủ đầu tư, còn tập huấn năng lực là tỉnh giao cho Ban Dân tộc chủ trì. Thông qua triển khai tập huấn, Ban Dân tộc phổ biến các quy định  của Đảng Nhà nước về các chương trình dự án, trên cơ sở đó chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về triển khai các chương trình chính sách, trong đó có việc triển khai công tác kiểm tra giám sát, hướng dẫn cho cơ sở để chương trình 135 tiếp tục tốt hơn. Riêng hợp phần này chúng tôi thấy kinh phí bước đầu là được, quan trọng là tổ chức thực hiện cho tốt, nội dung tập huấn tốt, để cơ sở về ứng dụng hợp lý. 

Vâng xin cảm ơn ông.

Thu Hòa phỏng vấn+ 1 ảnh

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC