Trường bán trú nâng bước học sinh vùng cao
Thứ tư, 00:00, 05/04/2017

VOV4.VN - Mô hình bán trú dành cho học sinh vùng cao được thực hiện từ năm 2010 đã có tác động tích cực đến công tác giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, hầu hết các nhà trường ở vùng cao Lai Châu đã lập mô hình bán trú, tạo điều kiện cho con em đồng bào các dân tộc được học tập, sinh hoạt trong môi trường tốt nhất.
      



Do địa hình đồi núi dốc nên việc có được một sân trường như thế này là nỗ lực lớn của cấp ủy, chính quyền địa phương, thầy trò các nhà trường

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng với học sinh vùng cao ở Lai Châu, được đến trường học chữ là một điều may mắn so với thế hệ bố mẹ mình

Dù điều kiện về cơ sở vật chất, sinh hoạt còn nhiều khó khăn, nhưng những năm gần đây, giáo dục Lai Châu đã có bước khởi sắc đáng kể

Tuy trường lớp tạm, nhưng bàn ghế, sách vở luôn được các nhà trường, chính quyền địa phương ưu tiên đảm bảo đủ để phục vụ cho công tác dạy và học

Tỷ lệ chuyên cần của học sinh vùng cao, cũng như chất lượng học sinh đã tăng lên nhờ mô hình bán trú

Hiện nay, nhiều trường học ở vùng sâu, vùng xa, biên giới vẫn còn nhiều khó khăn. Thầy trò vẫn phải học trong những ngôi trường tạm thưng ván gỗ, lợp tôn

Không chỉ đảm bảo chất lượng, mô hình nội trú ở Lai Châu đã góp phần giúp học sinh vùng cao tự lập trong cuộc sống

Phòng ở bán trú chỉ khoảng 10 m2, nhưng có tới hơn chục học sinh ở

Cơ sở vật chất khó khăn, nên với học sinh vùng cao, các hoạt động ngoài trời chủ yếu là chơi đá cầu lông gà hoặc cầu lông

Địa hình đồi núi dốc, nhiều đá, nhưng mỗi nhà trường đều có một ô đất trồng rau

Ngoài việc dạy chữ, các thầy cô còn dạy các em nỗ lực, tự lập trong cuộc sống

Để có chất đốt đun nấu hàng ngày, vào cuối mỗi buổi chiều, từng hốp học sinh lớp lớn được giao lên rừng kiếm củi

Trong khi một số học sinh đi kiếm củi, thì nhóm học sinh ở nhà chẻ củi để chuẩn bị nổi lửa nấu cơm

Do điều kiện khó khăn, nhiều nhà trường chỉ đảm bảo ngày hai bữa cơm, còn bữa ăn sáng do các em tự túc từ nguồn hỗ trợ của gia đình

Việc nấu cơn được giao cho từng tổ học sinh phụ trách, dưới sự giám sát, hỗ trợ của các thầy cô

Việc chia cơm, canh và thức ăn được các thầy cô thực hiện

Chế độ ăn bán trú Nhà nước hỗ trợ hiện nay là 500 ngàn đồng/em/tháng, hỗ trợ gạo 15kg/em/tháng

Mặc dù điều kiện ăn ở, nhất là chế độ sinh hoạt hàng ngày còn nhiều khó khăn, song học sinh vùng cao vẫn kiên trì, nỗ lực đến trường


 

Khắc Kiên/VOV-Tây Bắc

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC