Chương trình mục tiêu quốc gia giúp đổi thay vùng đồng bào Khmer Trà Vinh
Thứ năm, 18:51, 30/05/2024 Thạch Sa Oanh/ VOV ĐBSCL Thạch Sa Oanh/ VOV ĐBSCL
VOV4.VOV.VN - Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và Chương trình giảm nghèo bền vững, nhiều hộ đồng bào Khmer ở tỉnh Trà Vinh đã được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vốn sản xuất, con giống, đào tạo nghề, …

 

Là hộ nghèo, ít đất sản xuất, chị Sơn Thị Sa Rươne, dân tộc Khmer ở xã Trường Thọ, huyện Cầu Ngang từ nhiều năm nay thu nhập chủ yếu từ rau màu. Để giúp gia đình chị cải thiện đời sống, xã Trường Thọ đã lập danh sách đưa gia đình chị vào diện những hộ được nhận vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Gia đình chị Sa Rươne sau đó đã được hỗ trợ 18 triệu đồng để mua bò sinh sản. Từ khi có bò, nhờ nỗ lực chăm sóc, đến nay bò mẹ đã sinh được 3 lứa bê con. Kinh tế gia đình chị Sa Rươne nhờ đó cải thiện hơn trước.

Cũng là hộ nghèo của xã Trường Thọ, có được căn nhà kiên cố là niềm mong mỏi từ nhiều năm nay của gia đình ông Dương Văn Thọ, dân tộc Khmer. Trước đó, căn nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, nhưng do kinh tế eo hẹp, thu nhập ít ỏi nên ông không thể sửa chữa.

Thấy được sự khó khăn này, các ngành các cấp tại địa phương đã hỗ trợ gia đình ông 40 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Có tiền, ông Thọ vay thêm 40 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội và đối ứng công lao động cất được căn nhà mới kiên cố. 

Hiện nay, ngoài việc phát triển mô hình trồng màu, vợ chồng ông Thọ còn nuôi bò, thuê thêm ruộng canh tác. Thu nhập của gia đình cũng ổn định hơn trước. Ông Dương Văn Thọ chia sẻ “Trước kia nhà tôi là nhà lá, rồi vách đã rách hết rồi. Cũng nhờ chính quyền địa phương xem xét cho gia đình tôi được vay vốn cất nhà. Sau đó xét cho vay 40 triệu nữa để làm vốn sản xuất. Từ đó vợ chồng tôi dần dần thoát khỏi cảnh nghèo. Rất là mừng”.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong năm 2024, tỉnh Trà Vinh bố trí vốn hơn 260 tỷ đồng thực hiện các dự án nhằm nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó, Ngân sách trung ương hỗ trợ gần 200 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 35 tỷ đồng và vốn vay tín dụng chính sách trên 25 tỷ đồng.

Với nguồn kinh phí này, tỉnh bố trí trên 18 tỷ đồng để giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ dân tộc Khmer. Dành 12 tỷ 600 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc Khmer. Hơn 113 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc Khmer. Ngoài ra, trong năm nay, tỉnh còn bố trí hơn 48 tỷ đồng đầu tư cho các trường Dân tộc nội trú và đầu tư cho các lớp xóa mù chữ cho người dân là đồng bào Khmer.

Trà Vinh còn dành hơn 15 tỷ đồng để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Mở các khóa bồi dưỡng kiến thức, đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh Trà Vinh đặt ra mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc Khmer trong năm nay là 0,5%.

Đồng bào Khmer sinh sống tại Trà Vinh hiện chiếm tỉ lệ gần 32% tổng dân số toàn tỉnh. Bằng nhiều hình thức vận động và từ các chương trình, dự án hỗ trợ, tỉnh Trà Vinh đang phát huy tốt các nguồn lực hỗ trợ đồng bào nghèo, giúp bà con “an cư lạc nghiệp”, vươn lên ổn định cuộc sống./.

Thạch Sa Oanh/ VOV ĐBSCL

Viết bình luận

Tin liên quan

Phát triển du lịch từ văn hóa Khmer
Phát triển du lịch từ văn hóa Khmer

VOV4.VOV.VN - Đồng bào Khmer có nền văn hóa đa dạng, phong phú. Từ lễ hội, kiến trúc chùa chiền, nhạc cụ, múa dân gian cho đến trang phục truyền thống, làng nghề… Hơn thế, đồng bào bây giờ còn phát huy văn hóa độc đáo của dân tộc mình trở thành những sản phẩm du lịch, góp phần bảo tồn, lưu giữ bản sắc và quảng bá nét đẹp văn hóa riêng có.

Phát triển du lịch từ văn hóa Khmer

Phát triển du lịch từ văn hóa Khmer

VOV4.VOV.VN - Đồng bào Khmer có nền văn hóa đa dạng, phong phú. Từ lễ hội, kiến trúc chùa chiền, nhạc cụ, múa dân gian cho đến trang phục truyền thống, làng nghề… Hơn thế, đồng bào bây giờ còn phát huy văn hóa độc đáo của dân tộc mình trở thành những sản phẩm du lịch, góp phần bảo tồn, lưu giữ bản sắc và quảng bá nét đẹp văn hóa riêng có.

Vùng đồng bào Khmer chuyển mình
Vùng đồng bào Khmer chuyển mình

VOV4.VOV.VN - Trong những năm qua, công tác dân tộc và các chính sách dân tộc được huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng triển khai hiệu quả. Nhờ đó thúc đẩy kinh tế-xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển.

Vùng đồng bào Khmer chuyển mình

Vùng đồng bào Khmer chuyển mình

VOV4.VOV.VN - Trong những năm qua, công tác dân tộc và các chính sách dân tộc được huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng triển khai hiệu quả. Nhờ đó thúc đẩy kinh tế-xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển.

Bạc Liêu: Gìn giữ văn hóa Khmer
Bạc Liêu: Gìn giữ văn hóa Khmer

VOV4.VOV.VN - Bạc Liêu là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống đan xen cùng với các dân tộc Kinh và Hoa. Bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer chính là niềm tự hào của phum, sóc. Thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm chung tay bảo tồn, đánh thức giá trị của văn hóa truyền thống Khmer, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Bạc Liêu: Gìn giữ văn hóa Khmer

Bạc Liêu: Gìn giữ văn hóa Khmer

VOV4.VOV.VN - Bạc Liêu là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống đan xen cùng với các dân tộc Kinh và Hoa. Bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer chính là niềm tự hào của phum, sóc. Thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm chung tay bảo tồn, đánh thức giá trị của văn hóa truyền thống Khmer, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC