Doanh nghiệp Đắk Lắk tận dụng thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa
Thứ năm, 07:33, 11/07/2024 Nam Trang/VOV Tây Nguyên Nam Trang/VOV Tây Nguyên
VOV4.VOV.VN: Hiện nay, việc ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ngày càng sôi động. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh đã khai thác, tận dụng lợi thế thương mại điện tử nhằm quảng bá, mở rộng cơ hội tìm kiếm, kết nối với các đối tác và người tiêu dùng.

Là doanh nghiệp khởi nghiệp ở vùng thuần nông của huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, sau 5 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Êđê café đã phát triển được 100 ha vùng nguyên liệu, khép kín được từ sản xuất đến chế biến sâu và bán sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Cùng với thị trường trong nước, công ty đã xuất khẩu cà phê sang thị trường Malaysia, Singapore và Mông Cổ. Anh Y Khoan Niê K’đăm, Trưởng phòng kinh doanh Công ty Cổ phần Êđê café cho biết, công ty đã tận dụng tối đa sức mạnh từ các nền tảng mạng xã hội để tiêu thụ sản phẩm cà phê bột và cà phê hòa tan của doanh nghiệp.

“Không gian mạng tiếp sức cho doanh nghiệp rất tốt, nhờ có internet, nhờ các không gian mạng thì Êđê cà phê luôn luôn tìm các vị khách ở trên đó. Châm ngôn của chúng tôi là không biết thì học, tất cả đều có trên Google, từ không biết edit (biên tập, dàn dựng - Pv) video như thế nào, hay là học tập về các câu chuyện ra sao thì mình tự học và tự tạo kịch bản cho mình. Lúc đó mới có sự sáng tạo của từng người.” - Anh Y Khoan Niê K’đăm cho biết.

Sớm nhận diện được cơ hội phát triển kinh doanh trên nền tảng công nghệ số, từ năm 2019, hợp tác xã Nông nghiệp HeNa ở huyện Ea H’leo và Cư Mgar đã xây dựng trang web riêng, lập các fanpage trên mạng xã hội và bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Việc đẩy mạnh công tác thị trường trên các nền tảng số đã giúp HTX tăng doanh thu gấp nhiền lần so với bán hàng trực tiếp:

“Chúng em đã đi được hàng hóa sang các nước như Malaysia, Đài Loan, New zealand và Úc thông quan mạng xã hội.  Hena cũng tận dụng thêm công cụ đo lường về thông tin khách hàng, thông qua đó thì Hena đã áp dụng thêm những chiến lược quảng bá nhắm đúng hơn vào mục tiêu khách hàng thì mình sẽ có thêm nhiều đơn hàng chất lượng và nhắm được nhiều đến khách hàng tiềm năng của mình hơn.” - Chị Tống Thị Hoài Phương, Giám đốc hợp tác xã Nông nghiệp HeNa cho biết.

Đến tháng 6/2024, Đắk Lắk có hơn 1.700 sản phẩm được giao dịch trên sàn thương mại điện tử. Số giao dịch thương mại điện tử của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại tỉnh hiện đứng thứ 5 toàn quốc. Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ hỗ trợ về mặt cơ chế, kết nối và tập huấn để nâng cao năng lực bán hàng trên các sàn thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, hợp tác xã.

 “Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp hợp tác xã nâng cao năng lực, quảng bá xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm tại địa phương Sở Công thương đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành những chính sách hỗ trợ cho các HTX, doanh nghiệp về các chương trình xúc tiến thương mại rồi xây dựng thương hiệu. Mặt khác chúng tôi cũng phối hợp với Cục thương mại điện tử kinh tế số để tổ chức các lớp tập huấn trang bị những kiến thức, kỹ năng để từng bước nâng cao năng lực quảng bá sản phẩm.” - Ông Lưu Văn Khôi, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk khẳng định.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tuyên, Viện trưởng Viên kinh tế và Quản lý Tây Nguyên cho rằng xu hướng thương mại điện tử đã phát triển rất nhanh và mạnh trong thời gian gần đây. Nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân cũng đã thay đổi theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ. Tuy nhiên, để thương mại điện tử phát triển, ông Tuyên cho rằng doanh nghiệp tại Đắk Lắk cần hiểu rõ ngành hàng, xu hướng tiêu dùng, khả năng kinh doanh để lựa chọn những sản phẩm có nhu cầu cao và phù hợp với lĩnh vực kinh doanh. Cùng với đó, luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và luật định đối với sản phẩm tại thị trường mục tiêu:

“Xin nhấn mạnh rằng, muốn nâng cao được năng lực bán hàng chủ thể phải nâng cao nhận thức của mình. Thứ hai là tập trung đào tạo đội ngũ bán hàng và tận dụng tốt cơ hội nền tảng công nghệ để làm tốt trong giai đoạn hiện nay. Thực sự ra chúng ta gia nhập các siêu thị, chợ truyền thống thì đôi lúc sẽ ảnh hưởng nhiều đến chi phí vì vậy nếu tận dụng nền tảng công nghệ thì đáp ứng được chi phí tốt hơn.” - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tuyên cho biết.

Giảm chi phí bán hàng, thị trường được mở rộng… Những lợi thế của thương mại điện tử đang được các đơn vị sản xuất kinh doanh ở Đắk Lắk khai thác hiệu quả. Điều này góp phần nâng cao giá trị, đưa nhiều ngành hàng thế mạnh của tỉnh gia nhập sâu hơn vào thị trường thế giới./.

 

 

Nam Trang/VOV Tây Nguyên

Viết bình luận

Tin liên quan

Quảng Nam: Sâm Ngọc Linh trên sàn thương mại điện tử
Quảng Nam: Sâm Ngọc Linh trên sàn thương mại điện tử

VOV4.VOV.VN - Chiều 1/4, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ Khai trương sàn thương mại điện tử Sâm Ngọc Linh và các mặt hàng nông sản địa phương. Thông qua sàn giao dịch điện tử, khách hàng dễ dàng kết nối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh uy tín, mua “hàng chính hãng” với một cú chạm tay.

Quảng Nam: Sâm Ngọc Linh trên sàn thương mại điện tử

Quảng Nam: Sâm Ngọc Linh trên sàn thương mại điện tử

VOV4.VOV.VN - Chiều 1/4, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ Khai trương sàn thương mại điện tử Sâm Ngọc Linh và các mặt hàng nông sản địa phương. Thông qua sàn giao dịch điện tử, khách hàng dễ dàng kết nối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh uy tín, mua “hàng chính hãng” với một cú chạm tay.

Quyết sách mới cho thương mại miền núi và hải đảo
Quyết sách mới cho thương mại miền núi và hải đảo

VOV4.VOV.VN - Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025 có nhiều điểm đổi mới (Chương trình Dân tộc và Phát triển ngày 8/11/2022)

Quyết sách mới cho thương mại miền núi và hải đảo

Quyết sách mới cho thương mại miền núi và hải đảo

VOV4.VOV.VN - Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025 có nhiều điểm đổi mới (Chương trình Dân tộc và Phát triển ngày 8/11/2022)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC