Phụ nữ trí thức ở Đắk Lắk: những người trao truyền bản sắc văn hoá dân tộc
Thứ tư, 05:16, 19/06/2024 H Xíu/VOV Tây Nguyên H Xíu/VOV Tây Nguyên
VOV4.VOV.VN - Phụ nữ trí thức đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đây là nội dung được khẳng định tại Diễn đàn “Vai trò của nữ trí thức trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong sự nghiệp xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc” tổ chức ngày 18/6.

 

Tại diễn đàn, nhà nghiên cứu văn hóa Linh Nga Niê Kđăm nêu rõ, phụ nữ là chủ thể quan trọng trong quá trình gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của các tộc người.

Tại tỉnh Đắk Lắk thời quan qua đã có nhiều sáng kiến, công trình nghiên cứu khoa học, hoạt động giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc do phụ nữ khởi xướng rất thành công và truyền cảm hứng rộng rãi.

Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Buôn Krông Tuyết Nhung, Trường Đại học Tây Nguyên, chính việc tiếp nhận tri thức từ giáo dục, phụ nữ các dân tộc Đắk Lắk ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong các hoạt động gìn giữ và phát huy văn hóa. Phó Giáo sư nhấn mạnh: “Tổ chức các mô hình cũng như các hoạt động ngoại khóa để tăng cường kỹ năng tiếp nhận di sản văn hóa của các sinh viên, đề xuất cho các em xây dựng các mô hình khởi nghiệp trên ý tưởng của mình và định hướng của các thầy cô giáo tại giảng đường. Để sau khi ra trường, các em không chỉ trở thành một chủ thể truyền bá văn hóa, tuyên truyền giá trị văn hóa của dân tộc mình mà nhận diện được nhiều hơn nữa, sâu hơn nữa về vai trò, giá trị của văn hóa dân tộc của các em, để các em xây dựng các mô hình phát triển trong khởi nghiệp cũng như là tham gia phục vụ phát triển du lịch tại địa phương”.

Tại diễn đàn, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước cũng thông tin về công tác quản lý, nghiên cứu nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia gìn giữ và phát huy văn hóa...

Bà Trương Thị Xê, Chủ tịch Hội Nữ trí thức tỉnh Đắk Lắk cho biết, diễn đàn nhằm lan tỏa tình yêu, nâng cao ý thức trách nhiệm của phụ nữ trong thời đại mới: “Chúng ta cần chia sẻ, trao đổi, đánh giá lại những việc đã làm được, những tồn tại, hạn chế để từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp phù hợp cho nữ giới, nữ trí thức trong công tác bảo tồn, phát huy văn hoá các dân tộc trên địa bàn tỉnh, đoàn kết, thúc đẩy bình đẳng, xây dựng phát huy phong trào phụ nữ, nữ trí thức, góp phần xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu về kinh tế, ổn định về chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh” - bà Trương Thị Xê./.

H Xíu/VOV Tây Nguyên

Viết bình luận

Tin liên quan

Trang phục phụ nữ Mông Hoa ở Bắc Hà
Trang phục phụ nữ Mông Hoa ở Bắc Hà

VOV4.VOV.VN: Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông Hoa gồm khăn, áo, váy, yếm che phía dưới trước và sau váy, thắt lưng, xà cạp...Để làm được một bộ trang phục ưng ý thì họ phải trải qua rất nhiều công đoạn như: từ việc trồng lanh, xe lanh, dệt vải, in hoa văn bằng sáp ong, nhuộm chàm cho đến các bước thêu thùa hoa văn đến nghệ thuật cắt, chắp, ghép vải. (Chương trình tìm hiểu các dân tộc Việt Nam 14/6/2024

Trang phục phụ nữ Mông Hoa ở Bắc Hà

Trang phục phụ nữ Mông Hoa ở Bắc Hà

VOV4.VOV.VN: Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông Hoa gồm khăn, áo, váy, yếm che phía dưới trước và sau váy, thắt lưng, xà cạp...Để làm được một bộ trang phục ưng ý thì họ phải trải qua rất nhiều công đoạn như: từ việc trồng lanh, xe lanh, dệt vải, in hoa văn bằng sáp ong, nhuộm chàm cho đến các bước thêu thùa hoa văn đến nghệ thuật cắt, chắp, ghép vải. (Chương trình tìm hiểu các dân tộc Việt Nam 14/6/2024

Tình yêu với nghề thêu của phụ nữ Dao Thanh Phán 
Tình yêu với nghề thêu của phụ nữ Dao Thanh Phán 

VOV4.VOV.VN - Với phụ nữ người Dao Thanh Phán ở xã Yên Than, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, khi công việc đồng áng rảnh rỗi thì cây kim và sợi chỉ thêu luôn là bạn đồng hành. Những hoa văn mang đậm nét văn hóa truyền thống được trao truyền qua các thế hệ bằng đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ người Dao Thanh Phán.

Tình yêu với nghề thêu của phụ nữ Dao Thanh Phán 

Tình yêu với nghề thêu của phụ nữ Dao Thanh Phán 

VOV4.VOV.VN - Với phụ nữ người Dao Thanh Phán ở xã Yên Than, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, khi công việc đồng áng rảnh rỗi thì cây kim và sợi chỉ thêu luôn là bạn đồng hành. Những hoa văn mang đậm nét văn hóa truyền thống được trao truyền qua các thế hệ bằng đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ người Dao Thanh Phán.

Họp mặt phụ nữ Chăm Islam tiêu biểu nhân dịp Tết Raya Idil Adha năm 2024
Họp mặt phụ nữ Chăm Islam tiêu biểu nhân dịp Tết Raya Idil Adha năm 2024

VOV4.VOV.VN - Sáng nay (8/6), Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM tổ chức họp mặt cán bộ, hội viên phụ nữ dân tộc Chăm tiêu biểu nhân dịp Tết Raya Idil Adha năm 2024 của cộng đồng Hồi giáo Islam (Hồi lịch năm 1445). 

Họp mặt phụ nữ Chăm Islam tiêu biểu nhân dịp Tết Raya Idil Adha năm 2024

Họp mặt phụ nữ Chăm Islam tiêu biểu nhân dịp Tết Raya Idil Adha năm 2024

VOV4.VOV.VN - Sáng nay (8/6), Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM tổ chức họp mặt cán bộ, hội viên phụ nữ dân tộc Chăm tiêu biểu nhân dịp Tết Raya Idil Adha năm 2024 của cộng đồng Hồi giáo Islam (Hồi lịch năm 1445). 

Đặc sắc rượu cần của phụ nữ Bahnar ở Đông Trường Sơn, Gia Lai
Đặc sắc rượu cần của phụ nữ Bahnar ở Đông Trường Sơn, Gia Lai

VOV4.VOV.VN - Đối với người Bahnar, rượu cần (hay rượu ghè) là một thức uống không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân. Rượu cần còn là yếu tố quan trọng trong lễ cúng thần linh, là sợi dây kết nối tình đoàn kết của cả cộng đồng.

Đặc sắc rượu cần của phụ nữ Bahnar ở Đông Trường Sơn, Gia Lai

Đặc sắc rượu cần của phụ nữ Bahnar ở Đông Trường Sơn, Gia Lai

VOV4.VOV.VN - Đối với người Bahnar, rượu cần (hay rượu ghè) là một thức uống không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân. Rượu cần còn là yếu tố quan trọng trong lễ cúng thần linh, là sợi dây kết nối tình đoàn kết của cả cộng đồng.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC