Quản lý bảo vệ rừng khu vực giáp ranh ở Gia Lai còn nhiều gian nan
Chủ nhật, 07:14, 23/06/2024 Hoàng Qui/VOV Tây Nguyên Hoàng Qui/VOV Tây Nguyên
VOV4.VOV.VN - Vùng rừng giáp ranh giữa Gia Lai với các tỉnh Đắk Lắk, Bình Định và Phú Yên vẫn đang bị phá hoại và xâm canh trái phép. Đây là thực trạng được thừa nhận tại Hội nghị tổng kết quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh 4 tỉnh diễn ra chiều 20/6 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

 

Khu vực giáp ranh giữa Gia Lai với các tỉnh có chiều dài 418 km, địa hình hiểm trở. Sau 8 năm ký kết phối hợp, các lực lượng chức năng đã tổ chức hơn 1.800 đợt tuần tra, truy quét, phát hiện 565 vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp. Tổng diện tích rừng bị phá hơn 45.000 m2, thu giữ hơn 600 m3 gỗ và xử phạt hơn 2 tỷ đồng.

Khu vực giáp ranh giữa 3 huyện Krông Pa (Gia Lai), Sông Hinh (Phú Yên) và Krông Năng (Đắk Lắk) là "điểm nóng" của nạn xâm hại rừng, đặc biệt là với Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô. Theo ông Lê Minh Tiến, Giám đốc khu bảo tồn, việc giữ rừng tại khu vực giáp ranh, điều cốt lõi là nâng cao nhận thức người dân ở khu giáp ranh trong khu bảo tồn, sự phối hợp phải thực chất trong tuần tra chung giữa các đơn vị với nhau trong vùng giáp ranh. Cũng theo ông Tiến, diện tích rừng thì rộng, bên chế giao chưa đảm bảo để bảo vệ. "Chúng tôi bình quân một biên chế phải quản lý 500 ha rừng, với địa hình đồi núi phức tạp như thế thì rất khó khăn”.

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phá rừng là do cơ chế, chính sách còn bất cập, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe, sự yếu kém của các chủ rừng... Ông Huỳnh Minh Thịnh, Phó trưởng Công an huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk cho biết “Qua quá trình điều tra, xử lý và khám phá các vụ án, thứ nhất là có sụ tiếp tay của cán bộ, việc thứ hai là quản lý lỏng lẻo. Công an đã tham mưu với địa phương huyện Eakar chúng tôi hàng quý hàng tháng sẽ họp, đánh giá phân tích, từng cấp từng ngành có từng kế hoạch trong công tác phòng ngừa, đặc biệt là công tác tuần tra”.

Ông Dương Mah Tiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nêu rõ, công tác bảo vệ rừng còn rất nhiều thách thức, đòi hỏi các địa phương, các ngành cần tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ, phối hợp chặt chẽ hơn và thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, công tác vận động tuyên truyền cực kì quan trọng, vận động bà con không xâm hại rừng, chung tay cùng chính quyền và các đơn vị chủ rừng bảo vệ rừng. Những vấn đề về tổ chức bộ máy, nhân sự, thêm cán bộ, kinh phí phụ thuộc vào tiềm lực của từng tỉnh và phụ thuốc quy định của trung ương. Điều này hội nghị sẽ tiếp thu và sẽ cụ thể hóa ở điều kiện từng tỉnh cho phù hợp để nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước ở khu vực giáp ranh./.

Hoàng Qui/VOV Tây Nguyên

Viết bình luận

Tin liên quan

Tết rừng – bảo vệ vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu
Tết rừng – bảo vệ vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu

VOV4.VOV.VN - Năm nay, Tết rừng Nà Hẩu, huyện Văn Yên, Yên Bái được tổ chức trong ngày 8 và 9/3 (tức 28 và 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại xã Nà Hẩu với quy mô cấp huyện cùng nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc truyền thống của đồng bào Mông.

Tết rừng – bảo vệ vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu

Tết rừng – bảo vệ vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu

VOV4.VOV.VN - Năm nay, Tết rừng Nà Hẩu, huyện Văn Yên, Yên Bái được tổ chức trong ngày 8 và 9/3 (tức 28 và 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại xã Nà Hẩu với quy mô cấp huyện cùng nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc truyền thống của đồng bào Mông.

Cao Bằng: Người dân lo lắng khi nhiều rừng hồi bị nhiễm bệnh
Cao Bằng: Người dân lo lắng khi nhiều rừng hồi bị nhiễm bệnh

VOV4.VOV.VN - Thưa quý vị và các bạn! Cây hồi được người dân ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng trồng cách đây nhiều năm với diện tích lớn nhằm phát triển kinh tế gia đình, địa phương. Tuy nhiên, từ vài năm nay, nhiều diện tích hồi bị bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ thu nhập của người dân.

Cao Bằng: Người dân lo lắng khi nhiều rừng hồi bị nhiễm bệnh

Cao Bằng: Người dân lo lắng khi nhiều rừng hồi bị nhiễm bệnh

VOV4.VOV.VN - Thưa quý vị và các bạn! Cây hồi được người dân ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng trồng cách đây nhiều năm với diện tích lớn nhằm phát triển kinh tế gia đình, địa phương. Tuy nhiên, từ vài năm nay, nhiều diện tích hồi bị bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ thu nhập của người dân.

Quảng Ninh: Giữ rừng để thu lợi từ rừng
Quảng Ninh: Giữ rừng để thu lợi từ rừng

VOV4.VOV.VN - Thông nhựa là loài cây trồng được xếp vào nhóm cây trồng đa mục đích vì vừa cho gỗ, cho nhựa và tạo cảnh quan môi trường. Đây cũng là loại cây dễ chăm sóc, có sức chống chịu cao, sinh trưởng và phát triển tốt trên các vùng đất khô cằn. Vì vậy, trong nhiều năm trở lại đây, tỉnh Quảng Ninh luôn chú trọng phát triển loài cây này theo hướng bền vững, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân.

Quảng Ninh: Giữ rừng để thu lợi từ rừng

Quảng Ninh: Giữ rừng để thu lợi từ rừng

VOV4.VOV.VN - Thông nhựa là loài cây trồng được xếp vào nhóm cây trồng đa mục đích vì vừa cho gỗ, cho nhựa và tạo cảnh quan môi trường. Đây cũng là loại cây dễ chăm sóc, có sức chống chịu cao, sinh trưởng và phát triển tốt trên các vùng đất khô cằn. Vì vậy, trong nhiều năm trở lại đây, tỉnh Quảng Ninh luôn chú trọng phát triển loài cây này theo hướng bền vững, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân.

Khám phá rừng trúc Bản Phường ở độ cao 1000m
Khám phá rừng trúc Bản Phường ở độ cao 1000m

VOV4.VOV.VN - Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển với khung cảnh đẹp như tranh vẽ, rừng trúc Bản Phường đang dần trở thành địa điểm check-in thu hút các tín đồ ưa xê dịch khi tới thăm non nước Cao Bằng.

Khám phá rừng trúc Bản Phường ở độ cao 1000m

Khám phá rừng trúc Bản Phường ở độ cao 1000m

VOV4.VOV.VN - Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển với khung cảnh đẹp như tranh vẽ, rừng trúc Bản Phường đang dần trở thành địa điểm check-in thu hút các tín đồ ưa xê dịch khi tới thăm non nước Cao Bằng.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC