Sáu năm bền bỉ cùng giáo dục cho trẻ vùng cao bằng sự chính trực và lòng trắc ẩn
Trong chuyến du lịch Sa Pa năm 2018, khi chứng kiến những em bé dân tộc thiểu số đi bán hàng rong để phụ giúp gia đình, Phương Anh và Phương Duyên - hai nhà đồng sáng lập của The Phiêu Linh Project, trăn trở về chuyện học của một số trẻ em ở vùng đất này. Vì vậy, The Phiêu Linh Project ra đời với mong muốn góp phần tạo môi trường phát triển bền vững cho những em nhỏ ở vùng cao.
Bắt đầu từ “ba số 0”: không tiền quỹ, không có sự kết nối với địa phương và không có nhiều kiến thức về cộng đồng dân tộc thiểu số, Phương Anh và Phương Duyên liên tục gặp khó khăn trong hành trình hiện thực hóa ý tưởng của mình. Theo Phương Duyên, có những thời điểm cô phải lên tận điểm làng để thuyết phục trực tiếp lãnh đạo địa phương và hiệu trưởng trường học để họ tin tưởng vào hoạt động của dự án.
Cho đến nay, sau nhiều khó khăn và thách thức, Phiêu Linh đã đi qua được sáu trại hè và trao gửi nhiều giá trị nhân văn, trong đó vẫn luôn giữ vững sự chính trực, lòng trắc ẩn và tình yêu thương. “Chúng ta có thể giận dữ với những bất công, nhưng đồng thời cũng cần học cách biến sự giận dữ ấy thành lòng trắc ẩn và luôn quan hoài về nó. Thông qua giáo dục cùng ba giá trị cốt lõi ấy, tôi mong có thể giúp kết nối của các em với bản thân và cộng đồng trở nên mạnh mẽ hơn, để rồi sau này các em có thể quay trở lại và giúp chính cộng đồng của mình với tấm lòng và trí tuệ của mình.” - Phương Duyên chia sẻ.
“Trao niềm tin để các em tự quyết định lối đi của riêng mình”
Được biết, giá trị mà The Phiêu Linh Project theo đuổi được truyền cảm hứng từ nhà giáo dục Maria Montessori, đại ý là: trách nhiệm đầu tiên và quan trọng nhất của giáo dục là gieo hạt ước mơ và để những mầm xanh này được tự do phát triển. Vì vậy, nội dung của trại hè xoay quanh việc đồng hành cùng các em, học cách kết nối với bản thân, với nơi mình sinh ra và trân trọng bản sắc dân tộc.
Trần Lý Minh Ngọc - cựu trưởng dự án 2023 chia sẻ: The Phiêu Linh Project không đến Sa Pa dạy một vài ngày rồi về mà hy vọng tạo nên giá trị bền vững và trở thành người bạn đồng hành lâu dài với các em. “Phiêu Linh không gánh trên vai trách nhiệm xóa bỏ một vấn đề xã hội to lớn, mà chúng tôi trao niềm tin để chính các em mới là người quyết định sự thay đổi và phát triển nào là phù hợp nhất với cộng đồng của mình”, Minh Ngọc chia sẻ.
Các trại hè đã diễn ra, các bạn học sinh ở vùng cao được khám phá thêm nhiều không gian văn hóa và bài học về phát triển cộng đồng để tự đi tìm cho mình câu trả lời cho câu hỏi: “Đi đâu để lớn lên giữa cộng đồng?”. Đây cũng là chủ đề lớn của The Phiêu Linh Project hướng đến trong khuôn khổ các trại hè.
Lý Thị Gốm, 15 tuổi, người dân tộc Mông ở xã Tả Van, tham gia trại hè vào năm học lớp 9 và vẫn giữ liên lạc với anh chị trong dự án. “Đó là khoảng thời gian rất tuyệt vời. Lúc đầu mình nghĩ sẽ giống học trên trường thôi, nhưng cuối cùng lại không phải. Anh chị ở Phiêu Linh trao cho tụi mình góc nhìn và niềm tin về cuộc sống và tương lai cũng như niềm tự hào với quê hương Sapa bằng sự ấm áp và những lời ngọt ngào. Đây là một điều rất tuyệt vời và quý giá đối với mình”, Gốm kể lại.
Theo đuổi giá trị bền vững, tiếp nối ngọn lửa hiếu học
Năm 2019, The Phiêu Linh Project đặt viên gạch đầu tiên cho hành trình chung tay vào sự phát triển bền vững của các em nhỏ dân tộc thiểu số. Những năm sau đó, dự án vẫn chọn Sapa nhằm tạo ra những giá trị dài hạn và thiết thực hơn. “Dự án không muốn những giá trị mang lại chỉ là một cơn mưa rào tháng 7, mà sẽ là những tác động tích cực được duy trì, cải tiến và truyền tải qua từng năm”, Minh Anh - đồng trưởng dự án năm 2024 chia sẻ.
Nhìn lại hành trình nuôi dưỡng ước mơ và niềm tin của trẻ em vùng cao của The Phiêu Linh Project, Phương Duyên mong rằng, mỗi nơi Phiêu Linh đi đến thì dự án sẽ trở thành một phần trong cộng đồng và là một cột mốc trong hành trình hình thành và làm giàu thế giới quan của các bạn trẻ nơi vùng cao.
Trại hè lần này đã chứng kiến sự tham gia của ba thành viên là người dân tộc thiểu số, trong đó có hai bạn từng là học sinh trại hè Phiêu Linh vào năm 2019. “Đối với tôi đây là một thành tựu lớn nhất của Phiêu Linh khi có người trong chính cộng đồng tham gia và tiếp nối hành trình nuôi dưỡng niềm tin của các em dân tộc thiểu số”, Phương Duyên xúc động.
Ở mùa thứ 6 này, Phiêu Linh trở lại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Lao Chải để tiếp nối những di sản mà trại hè đi trước đã đạt được. Điều này không chỉ truyền ngọn lửa ham học nối tiếp mà còn chứng kiến sự trưởng thành của các em, giữ liên lạc và liên tục hỗ trợ các em vùng cao tiếp tục thắp sáng hành trình khám phá bản thân và đóng góp cho quê hương mình./.
Viết bình luận
Tin liên quan
Du lịch vùng cao phía bắc thưởng ngoạn cảnh đẹp, ăn đặc sản thơm ngon
VOV4.VOV.VN - Đến với vùng cao miền núi phía Bắc, ngoài ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vỹ, bạn còn có cơ hội được thưởng thức những món ăn độc đáo của vùng đất nơi đây như: gà nướng, trâu gác bếp hay phở tráng kìm, phở xào... (Chương trình Sắc màu Dân tộc Việt Nam ngày 26/11/2023)
Du lịch vùng cao phía bắc thưởng ngoạn cảnh đẹp, ăn đặc sản thơm ngon
VOV4.VOV.VN - Đến với vùng cao miền núi phía Bắc, ngoài ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vỹ, bạn còn có cơ hội được thưởng thức những món ăn độc đáo của vùng đất nơi đây như: gà nướng, trâu gác bếp hay phở tráng kìm, phở xào... (Chương trình Sắc màu Dân tộc Việt Nam ngày 26/11/2023)
Du lịch đường sắt qua Lào Cai – cơ hội nhiều, thách thức lớn
VOV4.VOV.Vn - Di chuyển bằng đường sắt tới Lào Cai để đến các điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà hay sang Trung Quốc là một lựa chọn đối với nhiều du khách. Nhưng trước xu thế phát triển, việc thúc đẩy du lịch thông qua phương tiện vận tải truyền thống này đang là bài toán cần tìm lời giải xác đáng.
Du lịch đường sắt qua Lào Cai – cơ hội nhiều, thách thức lớn
VOV4.VOV.Vn - Di chuyển bằng đường sắt tới Lào Cai để đến các điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà hay sang Trung Quốc là một lựa chọn đối với nhiều du khách. Nhưng trước xu thế phát triển, việc thúc đẩy du lịch thông qua phương tiện vận tải truyền thống này đang là bài toán cần tìm lời giải xác đáng.
Khai thác hiệu quả du lịch miền núi Quảng Trị
VOV4.VOV.VN: Vùng miền núi phía Tây Quảng Trị có hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan phong phú, đa dạng, là vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng, tạo nên các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, có sức thu hút du khách. Để khai thác tiềm năng này, nhiều người dân là đồng bào dân tộc thiểu số đã được đào tạo làm du lịch, qua đó, đã giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Khai thác hiệu quả du lịch miền núi Quảng Trị
VOV4.VOV.VN: Vùng miền núi phía Tây Quảng Trị có hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan phong phú, đa dạng, là vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng, tạo nên các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, có sức thu hút du khách. Để khai thác tiềm năng này, nhiều người dân là đồng bào dân tộc thiểu số đã được đào tạo làm du lịch, qua đó, đã giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.