Cần tiếp sức cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống Lào ở Na Sang II
Thứ sáu, 00:00, 26/05/2017

VOV4.VN - Sau hơn 12 năm nỗ lực bảo tồn, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Lào tại bản Na Sang II, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, đã dần có được hướng đi cho riêng mình. Tuy nhiên, việc tìm đầu ra cho sản phẩm còn nhiều khó khăn.

 

Dệt thổ cẩm vốn là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Lào tại Điện Biên. Tuy nhiên, mặt hàng thổ cẩm dần bị mai một, người dân không còn mặn mà với khung dệt, bởi sản phẩm làm ra không đủ sức cạnh tranh và thu nhập không cao.

 

Năm 2004, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên xây dựng Dự án hỗ trợ phát triển nghề dệt thổ cẩm ở bản Na Sang II. Từ đó, HTX Dệt thổ cẩm Na Sang II được thành lập với 30 thành viên. Từ đó đến nay, sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Lào nơi đây bắt đầu có đơn hàng từ nhiều nơi. 

 

Hiện nay phương thức sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún vì người dân chủ yếu sản xuất vào thời điểm nông nhàn; chưa tạo được sự kết nối chặt chẽ giữa nguồn cung – cầu, nên làng nghề này vẫn trong tình trạng chênh vênh.

 

Ông Nguyễn Văn Đóa, Bí thư Đảng ủy xã Núa Ngam, cho biết: "Bà con thì không thể đi tiếp thị thị trường để cung ứng các sản phẩm mình làm ra được. Do đó cần phải có sự kết nối của các cấp, các ngành, để tạo điều kiện cho bà con khi sản xuất ra sản phẩm của mình, tiếp thị đến được với người có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đó".

 

Thổ cẩm của dân tộc Lào có những nét lạ hơn so với các dân tộc khác ở chỗ hoa văn luôn có hình chùa tháp, hình voi hay hình chữ “vạn”.

 

Năm 2010, dự án kết thúc. Do khó khăn trong tìm kiếm thị trường, mẫu mã đơn giản, khó cạnh tranh, sản phẩm thổ cẩmngày càng khó tiêu thụ. Ngôi nhà làm nghề tập trung trước đây của HTX hiện được dự án khác mượn lại, máy móc bị bỏ không

Các thành viên trong Hợp tác xã hiện chỉ dệt tại nhà vào lúc nông nhàn

Sản phẩm thổ cẩm của dân tộc Lào có những nét lạ hơn so với các dân tộc khác ở chỗ, hoa văn luôn có hình chùa tháp, hình những con voi hay hình chữ “vạn”

Những người cao tuổi nỗ lực truyền nghề với mong muốn thế hệ trẻ người dân tộc Lào sẽ không đánh mất đi nét văn hóa và nghề truyền thống của dân tộc

 

 

 

Vũ Lợi/VOV-Tây Bắc

 

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC