Dân tộc Ba na - Những cư dân lâu đời ở Tây Nguyên
Thứ ba, 00:00, 04/08/2020 HH BT bài + 2 ảnh HH BT bài + 2 ảnh
VOV4.VN - Dân tộc Ba na là một trong những dân tộc nói ngôn ngữ Môn – Khơ me. Địa bàn cư trú của họ trải rộng trên các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, và miền Tây các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

Chung gốc với cư dân Việt Mường

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, họ là cư dân có lịch sử, văn hóa và phát triển lâu đời ở Tây Nguyên. Cho đến nay, nhiều nét đẹp trong bản sắc vẫn được người Ba na gìn giữ. 


Một nghi thức cúng của người Ba na ở Gia Lai

TS Bùi Văn Đạo, nguyên viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên cho biết, có nhiều dẫn chứng về dân tộc học, khảo cổ học cho thấy điều này. Ngay trong những câu chuyện dân gian có những truyền thuyết nói người Ba na vốn xưa cư trú ở những vùng chung châu, giáp với đồng bằng nam trung bộ. Sau đó, họ di cư lên vùng núi Tây Nguyên. Họ tiến dần về phí Tây, dẫn đến sự phân bố của người Ba na ở phía đông và phía tây tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Thêm đó, những tài liệu dân tộc học còn cho phép nhận định người Ba na và những cư dân Việt Mường vốn chung gốc, thuộc thời văn hóa Việt cổ. Điều này thể hiện qua những thành tố văn hóa mà người Ba na lưu giữ những dấu vết của văn hóa Việt cổ: như tục ăn trầu, búi tóc, hình ảnh giã gạo chày đôi, giã gạo chày tay… Những hình ảnh này đều hiện hữu trên trống đồng.


Món ăn đặc sản của người Ba na - thịt nướng

"Ví dụ ngôn ngữ của người Ba Na và người Việt chúng ta bây giờ tỉ lệ từ trong tiếng Ba Na và tiếng Việt tương đối tương đồng và nó cũng cao. Ngoài ra, cái đình của chúng ta sau này cũng là hồi cố của nhà rông. Và người Mường cũng có nhà chung, hay nhà chạ. Tức là cái nhà cộng đồng của người Mường cũng là hồi âm của nhà rông người Ba Na hiện nay. Còn cái đình xuất hiện sau nhưng cũng là ảnh xạ của cái nhà rông người Ba Na". - TS Đạo nói.

Mỗi nhóm địa phương có hình thái sản xuất riêng

Người Ba na có nhiều nhóm địa phương khác nhau như Ba na Rơ Ngao, Bơ Nâm, Kon K'đe… Theo TS Bùi Văn Đạo, mỗi nhóm phản ánh địa bàn cư trú và hình thái sản xuất riêng.
Ví như nhóm Ba na Con K’đe ở địa hình ven sông Ba, nhóm Ba na Roh sống ở những vùng núi rậm rạp. Người Ba Na ở phía đông như Ba Na A la công, Glơ Lâng, Roh hay Vân Canh họ chủ yếu cư trú trên vùng núi rừng địa hình tương đối hiểm trở, dốc, canh tác nương rẫy là chính. Còn người Ba Na ở phía Tây ví dụ Kon Tum, hay ở Đắc Đoa của tỉnh Gia Lai địa bàn cư trú của họ là vùng cao nguyên cho nên sản xuất của họ thiên về ruộng khô và ruộng nước. 
Tại K’Bang cũng có 3 nhóm Ba na cư trú. Nhóm Ba na kon K’đe nghĩa là những người mới đến. Thứ hai là nhóm Ba na Pơ’nâm là những người ở trong rừng sâu. Và thứ 3 là nhóm Ba na K’riêm.

Họ sống trong các làng. Một làng như thế trên trăm hộ, canh tác, nương rẫy.

"Đấy là kết quả của quá trình lịch sử tiếp xúc với người Lào và người Kinh. Hoặc những người Ba Na cư trú ở huyện Sa Thầy của tỉnh Kon Tum họ chịu nhiều ảnh hưởng của người Gia Rai trong văn hóa sản xuất ít thôi, nhưng văn hóa xã hội hoặc văn hóa mẫu hệ cũng tác động ở vùng giáp ranh này. Về ngôn ngữ chẳng hạn, rất nhiều khi người Ba Na dùng tiếng, dùng chữ của người Ba Na và ngược lại người Gia Rai cũng dùng chữ, tiếng của người Ba Na". TS Đạo cho hay.

 

Thu Cúc/VOV4

 

 

HH BT bài + 2 ảnh

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC