Lễ đặt tên cho trẻ em của người Mông ở Cao Bằng
Thứ ba, 13:26, 02/07/2024 Nông Diệp/VOV-Đông Bắc Nông Diệp/VOV-Đông Bắc
VOV4.VOV.VN - Đối với người Mông ở Cao Bằng, việc đặt tên cho trẻ không những là mốc đầu tiên đánh dấu sự bắt đầu của một đời người mà còn thể hiện quan niệm và văn hóa truyền thống của dân tộc. Bởi vậy, nghi lễ đặt tên cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng và được tổ chức rất chu đáo.

 

Người Mông quan niệm, khi đứa trẻ mới sinh ra, hồn vía còn đi lang thang nên phải làm lễ gọi hồn và đặt tên để đứa trẻ được tổ tiên công nhận, che chở, phù hộ không bị ốm đau. Theo chị Hoàng Thị Phương (huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) thì nghi lễ này được người Mông tổ chức trang trọng như lễ đầy tháng của người Tày, người Nùng; có mời anh em, họ hàng nội, ngoại và hàng xóm đến dự.

"Trẻ em sinh ra được khoảng 3 ngày là phải làm lễ đặt tên luôn rồi. Khi đó phải phải đón thầy cúng đến làm lễ gọi hồn vía. Nhà nào có điều kiện sẽ mổ lợn làm cỗ rồi mời bố mẹ 2 bên, anh em họ hàng, làng xóm đến cùng ăn bữa cơm đặt tên cho em bé và đặt tên mới cho bố mẹ. Những nhà không có điều kiện chỉ làm mâm cơm mời anh em họ hàng thân thiết đến cùng nhau ăn bữa cơm để cầu chúc cho em bé mạnh khỏe" - Hoàng Thị Phương.

 

Nghi lễ thường được tổ chức vào buổi sáng sớm tại gia đình có em bé mới sinh. Ông Hoàng A Tu (xã Thạch lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) cho biết, trước khi làm lễ gia chủ thịt một con gà, luộc chín mang lên cúng bàn thờ tổ tiên, sau đó thầy cúng mới tiến hành làm lễ gọi hồn ở cửa chính của ngôi nhà. Người Mông thường kê một cái bàn hoặc một cái ghế để đặt mâm lễ. Mâm lễ gồm bát gạo để cắm hương, trên bát gạo có đặt một quả trứng, bên cạnh đó còn có một con gà sống. 

"Quyền đặt tên em bé là do ông bà và bố mẹ đẻ bàn bạc thống nhất trước rồi báo cho thầy cúng. Ví dụ như đặt tên là Mị, đến lúc gọi hồn thầy sẽ gọi là “Mị ơi về nhà đi con, bây giờ con có bố, có mẹ rồi, con không đi chơi nữa con về nhà với ông bà bố mẹ nhé”.  Lúc đó thầy cúng sẽ tung quẻ, nếu 2 bên cùng ngửa nghĩa là ông bà tổ tiên và hồn em bé đã nhất trí với cái tên này. Lúc này là hồn em bé đã về, còn nếu cả 2 bên đều úp hoặc một bên mở, một bên úp thì gia đình lại phải đặt tên khác cho đứa trẻ. Đến khi đặt được tên cho đứa trẻ rồi sẽ đem bát hương vào buồng để trên đầu giường đứa trẻ ngủ, còn quả trứng được mang đi luộc. Và mang con gà đi thịt để cúng báo tổ tiên lần nữa"- Ông Hoàng A Tu.

Cũng theo ông Hoàng A Tu, sau khi nghi lễ cúng kết thúc, đứa trẻ chính thức được công nhận là thành viên của gia đình, được tổ tiên và bà mụ phù hộ cho khỏe mạnh, chóng lớn. Lúc này, anh em họ hàng và mọi người sẽ đến tặng cho trẻ những món quà như: đôi gà, bao gạo ngon, ít tiền… để mừng đứa trẻ được đặt tên và lớn lên khỏe mạnh rồi vui vẻ quây quần ăn uống. Nghi lễ đặt tên cho con đầu lòng với con thứ cũng có phần khác nhau.

"Khi làm nghi lễ đặt tên cho con đầu lòng thì người Mông thường đặt tên lại cho bố mẹ đứa trẻ. Người Mông gọi là đặt tên người lớn. Ví dụ như bố tên là Pá thì tên được đặt lại sẽ thêm một chữ đệm là Hồng Pá hoặc Dũng Pá. Ngày này nhà nào có điều kiện sẽ thịt một con lợn khoảng 40-50kg mời họ hàng, làng xóm đến ăn cơm rồi thông báo tên mình được đặt lại như thế này để mọi người biết và từ lúc đó trở đi mọi người sẽ gọi bố mẹ em bé theo cái tên mới. Còn lễ đặt tên cho con thứ thì chỉ làm lễ đơn giản để đặt tên cho con thôi chứ không mời đông khách" - Ông Hoàng A Tu.

Hiện tại cuộc sống đã có nhiều đổi mới, khi sinh con, phụ nữ người Mông đã biết đến bệnh viện, không còn tự sinh ở nhà như ngày xưa nữa. Sinh con ở bệnh viện thường phải 5-7 ngày mới được xuất viện nên lễ đặt tên không bắt buộc phải tiến hành khi em bé được 3 ngày tuổi nữa. Tuy nhiên, khi làm lễ phải cẩn cáo tổ tiên rằng hôm nay đứa trẻ đã được 5 ngày tuổi hay 10 ngày tuổi...

Với người Mông ở Cao Bằng, việc đặt tên cho trẻ không chỉ là mốc đầu tiên đánh dấu sự bắt đầu của một đời người nên nghi lễ đặt tên cho trẻ luôn được tổ chức rất chu đáo. Đây cũng là nét văn hóa truyền thống, thể hiện nhiều giá trị nhân văn, tính đoàn kết cộng đồng, đang được bà con người Mông ở Cao Bằng gìn giữ và phát huy./.

Nông Diệp/VOV-Đông Bắc

Viết bình luận

Tin liên quan

Để trang phục truyền thống dân tộc Mông không "phai màu"
Để trang phục truyền thống dân tộc Mông không "phai màu"

VOV4.VOV.VN - Với sự phát triển của xã hội, bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Mông và nhiều dân tộc khác đang dần bị thay thế bởi những tấm vải in công nghiệp. Trang phục truyền thống dân tộc đang "phai màu". Để những sắc màu truyền thống trường tồn, mỗi người dân, mỗi địa phương lại có những cách làm khác nhau.

Để trang phục truyền thống dân tộc Mông không "phai màu"

Để trang phục truyền thống dân tộc Mông không "phai màu"

VOV4.VOV.VN - Với sự phát triển của xã hội, bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Mông và nhiều dân tộc khác đang dần bị thay thế bởi những tấm vải in công nghiệp. Trang phục truyền thống dân tộc đang "phai màu". Để những sắc màu truyền thống trường tồn, mỗi người dân, mỗi địa phương lại có những cách làm khác nhau.

Câu lạc bộ văn nghệ dân gian Hồng Mi-nơi lan toả bản sắc văn hoá dân tộc Mông
Câu lạc bộ văn nghệ dân gian Hồng Mi-nơi lan toả bản sắc văn hoá dân tộc Mông

VOV4.VOV.VN - Người Mông ở Bắc Hà (Lào Cai) có kho tàng văn nghệ dân gian phong phú như: truyện kể, ca dao, dân ca, dân vũ, nhạc cụ…Nhận thấy các điệu múa, các loại nhạc cụ vẫn được lưu giữ, bảo tồn và phát huy, nhưng chưa trở thành phong trào và có tính bền vững, anh Giàng A Hải, cán bộ Phòng văn hoá thông tin huyện Bắc Hà đã đứng ra thành lập Câu lạc bộ văn nghệ dân gian Hồng Mi. Câu lạc bộ đã làm tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Mông gắn với phát triển du lịch tại địa phương (Chương trình Giao lưu văn hoá các dân tộc Việt Nam ngày 12/5/2024).

Câu lạc bộ văn nghệ dân gian Hồng Mi-nơi lan toả bản sắc văn hoá dân tộc Mông

Câu lạc bộ văn nghệ dân gian Hồng Mi-nơi lan toả bản sắc văn hoá dân tộc Mông

VOV4.VOV.VN - Người Mông ở Bắc Hà (Lào Cai) có kho tàng văn nghệ dân gian phong phú như: truyện kể, ca dao, dân ca, dân vũ, nhạc cụ…Nhận thấy các điệu múa, các loại nhạc cụ vẫn được lưu giữ, bảo tồn và phát huy, nhưng chưa trở thành phong trào và có tính bền vững, anh Giàng A Hải, cán bộ Phòng văn hoá thông tin huyện Bắc Hà đã đứng ra thành lập Câu lạc bộ văn nghệ dân gian Hồng Mi. Câu lạc bộ đã làm tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Mông gắn với phát triển du lịch tại địa phương (Chương trình Giao lưu văn hoá các dân tộc Việt Nam ngày 12/5/2024).

Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa Lê Bảo Lạc 2024 sẽ diễn ra trong tháng 3
Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa Lê Bảo Lạc 2024 sẽ diễn ra trong tháng 3

VOV4.VOV.VN - Từ ngày 9 – 10/3/2024, tại trung tâm xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng sẽ diễn ra Ngày hội văn hóa dân tộc Mông, nhằm bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa Lê Bảo Lạc 2024 sẽ diễn ra trong tháng 3

Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông - Mùa hoa Lê Bảo Lạc 2024 sẽ diễn ra trong tháng 3

VOV4.VOV.VN - Từ ngày 9 – 10/3/2024, tại trung tâm xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng sẽ diễn ra Ngày hội văn hóa dân tộc Mông, nhằm bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu lạc bộ yêu thích nhạc cụ dân tộc - Nơi lan tỏa tiếng khèn Mông ở Xín Mần
Câu lạc bộ yêu thích nhạc cụ dân tộc - Nơi lan tỏa tiếng khèn Mông ở Xín Mần

VOV4.VOV.VN - Cây khèn là một di sản độc đáo và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Mông. Sùng Minh Thành, Phó chủ tịch UBND xã Chí Cà, Chủ nhiệm Câu lạc bộ yêu thích nhạc cụ dân tộc Mông huyện Xín Mần, Hà Giang đã nỗ lực lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc trong đó có cây khèn cho đoàn viên thanh niên trên địa bàn. (Chương trình Giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam ngày 26/11/2023).

Câu lạc bộ yêu thích nhạc cụ dân tộc - Nơi lan tỏa tiếng khèn Mông ở Xín Mần

Câu lạc bộ yêu thích nhạc cụ dân tộc - Nơi lan tỏa tiếng khèn Mông ở Xín Mần

VOV4.VOV.VN - Cây khèn là một di sản độc đáo và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Mông. Sùng Minh Thành, Phó chủ tịch UBND xã Chí Cà, Chủ nhiệm Câu lạc bộ yêu thích nhạc cụ dân tộc Mông huyện Xín Mần, Hà Giang đã nỗ lực lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc trong đó có cây khèn cho đoàn viên thanh niên trên địa bàn. (Chương trình Giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam ngày 26/11/2023).

Mường Lát: Mở lớp học xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông
Mường Lát: Mở lớp học xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông

VOV4.VOV.VN - Thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, ngày 19-9, tại bản Pa Búa, Đồn Biên phòng Trung Lý phối hợp với Hội LHPN huyện Mường Lát, Hội Phụ nữ xã Trung Lý, Trung tâm giáo dục cộng đồng xã Trung Lý khai giảng lớp xóa mù chữ, xóa tái mù chữ cho 30 học viên là hội viên phụ nữ và nhân dân bản Pa Búa, xã Trung Lý.

Mường Lát: Mở lớp học xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông

Mường Lát: Mở lớp học xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông

VOV4.VOV.VN - Thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, ngày 19-9, tại bản Pa Búa, Đồn Biên phòng Trung Lý phối hợp với Hội LHPN huyện Mường Lát, Hội Phụ nữ xã Trung Lý, Trung tâm giáo dục cộng đồng xã Trung Lý khai giảng lớp xóa mù chữ, xóa tái mù chữ cho 30 học viên là hội viên phụ nữ và nhân dân bản Pa Búa, xã Trung Lý.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC