Để trang phục truyền thống dân tộc Mông không "phai màu"
Thứ năm, 17:52, 30/05/2024 Vừ A Chu/ VOV Tây Bắc Vừ A Chu/ VOV Tây Bắc
VOV4.VOV.VN - Với sự phát triển của xã hội, bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Mông và nhiều dân tộc khác đang dần bị thay thế bởi những tấm vải in công nghiệp. Trang phục truyền thống dân tộc đang "phai màu". Để những sắc màu truyền thống trường tồn, mỗi người dân, mỗi địa phương lại có những cách làm khác nhau.

 

Nhiều người Mông chọn mặc váy may sẵn, áo phông, hoặc áo sơ mi. 

Ở không ít bản đồng bào Mông vùng cao bây giờ, hình ảnh chị em phụ nữ vừa đi bộ, tay vừa se lanh, hoặc tự thêu tay những bộ trang phục nguyên bản cho bản thân và các thành viên trong gia đình đã không còn phổ biến.

Thay thế những tấm vải được chị em kỳ công thêu dệt, tại các chợ phiên vùng cao, những tấm vải vải in công nghiệp được bày bán tràn lan. Vải công nghiệp vừa rẻ, vừa đa dạng về màu sắc, chủng lại nên nhiều chị em phụ nữ dân tộc Mông chọn mặc váy may bằng vải công nghiệp kết hợp với áo phông, hoặc áo sơ mi. 

"Nhuộm chàm, xe lanh thì em không biết làm nhưng khi nào người ta làm thành vải rồi thì em cũng biết thêu những bộ trang phục truyền thống để mặc vào những ngày lễ hội, cưới xin. Còn trong đời sống hàng ngày thì em chỉ mặc quần áo người kinh thôi” - Khang Thị Phếnh.

Nguyên nhân thì nhiều. Từ việc dễ dàng chọn mua vải vóc, đến việc có thể mua các bộ đồ may sẵn mô phỏng trang phục dân tộc. Tuy nhiên, chính sự dễ dãi chấp nhận này đang dần khiến đồng bào DTTS mất dần bản sắc. Có thể cho rằng, đồng bào chưa nhận thức rõ trách nhiệm bảo tồn văn hóa, bảo tồn hồn cốt dân tộc mình; lớp trẻ mải du nhập cái mới, chưa quan tâm gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống trong trang phục. 

Mua các bộ trang phục "fake" được may sẵn ở chợ vừa đỡ mất công sức, thời gian lại vừa rẻ. Vì thế, không chỉ chị em phụ nữ, nhiều đàn ông dân tộc Mông cũng mặc đồ may sẵn thay thế những bộ trang phục thêu tay truyền thống. Ở nhiều nơi, lớp trẻ dân tộc Mông hiện không còn phân biệt được đâu là họa tiết dây lưng của nhóm Mông Trắng, đâu là họa tiết chân váy của nhóm Mông si, Mông Hoa. Thậm chí, không ít bạn trẻ giờ chỉ mặc quần âu, áo phông hoặc sơ mi.

Để những bộ trang phục truyền thống "thắm lại"

Trước nguy cơ mai một truyền thống văn hóa, nhiều người dân là đồng bào thiểu số đã bày tỏ những lo lắng của mình và đang có những việc làm cụ thể, thiết thực để níu giữ văn hóa dân tộc, để những bộ trang phục truyền thống "thắm lại". 

“Nếu chúng ta không mặc váy áo dân tộc mình thì người khác sẽ không biết mình thuộc nhóm Mông nào. Sau khi bắt chuyện, hỏi ra thì mới biết cô này, cô kia thuộc nhóm Mông đen, Mông Trắng hay Mông Hoa”- Lầu Thị Sông.

Ở bản Tà Xùa, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La chị Lầu Thị Sông cho rằng, nếu không mặc đúng trang phục nguyên bản của dân tộc mình, người khác nhìn vào sẽ không còn biết mình thuộc nhóm dân tộc nào. Vì vậy, thay vì chọn mua những bộ váy áo có sẵn ở chợ, chị Sông vẫn miệt mài se lanh, nhuộm vải để kết lên những bộ trang phục truyền thống cho mình, cho chồng và các con. 

Tại xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, những thành viên gia đình anh Giàng A Chư miệt mài với công việc thêu may vải thổ cẩm, vải lanh của đồng bào dân tộc Mông để bảo tồn. Không những thế, vợ chồng A Chư còn nhận thêu may cho nhiều người dân trong bản và nhận đơn đặt hàng oline trên zalo, facebook. 

Niềm đam mê, sự miệt mài với trang phục truyền thống dân tộc của gia đình A Chư đã lan tỏa, thu hút không ít chị em phụ nữ trẻ đến học cách thêu và may trang phục dân tộc mình. Theo anh A Chư, đây cũng là giải pháp hữu hiệu để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông, vừa giúp cho gia đình nâng cao thu nhập. 

Cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương cũng đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con giữ gìn, bảo tồn những bộ trang phục truyền thống của các dân tộc nói chung và trang phục của đồng bào Mông nói riêng. 

“Trong bản đều trồng lanh, xe lanh và dệt vải may váy. Chủ yếu là chị em phụ nữ thêu bằng tay để làm ra những bộ trang phục đúng nguyên bản"- Sùng A Lùng.

Thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã và đang tập trung nguồn lực đầu tư 5 điểm du lịch cộng đồng theo tiêu chuẩn ASEAN tại 5 xã gắn với đặc trưng 05 dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã gồm dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó. Theo đó, các làng nghề truyền thống, các nét văn hóa dân tộc, trong đó có trang phục truyền thống của dân tộc được khôi phục, phát triển để tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch.

Tại xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu những năm gần đây, chính quyền xã luôn tuyên truyền, vận động bà con bảo tồn trang phục truyền thống; mở nhiều lớp dạy vẽ sáp ong trên vải để (một khâu quan trọng để tạo hoa văn trên vải thổ cẩm dân tộc Mông), trồng cây lanh, dệt vải, thêu may trang phục dân tộc. Do vậy, 100% đồng bào Mông trên địa bàn xã đều mặc trang phục nguyên bản.

Anh Sùng A Lùng, Phó chủ tịch UBND xã Sin Suối Hồ cho biết “Trong bản đều trồng lanh, xe lanh và dệt vải may váy, chủ yếu là chị em phụ nữ thêu bằng tay những bộ trang phục đúng nguyên bản”.

Bộ trang phục truyền thống của đồng bào Mông rất đặc sắc, cầu kỳ, tạo nên bản sắc riêng có. Việc gìn giữ, bảo tồn bộ trang phục truyền thống rất cần sự chung tay của mỗi người dân ở các bản làng đồng bào Mông, góp phần thiết thực bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc./.

Vừ A Chu/ VOV Tây Bắc

Viết bình luận

Tin liên quan

Độc đáo trang phục phụ nữ Mông đen ở Cao Bằng
Độc đáo trang phục phụ nữ Mông đen ở Cao Bằng

VOV4.VOV.VN - Mỗi nhánh dân tộc Mông đều có trang phục truyền thống mang bản sắc riêng. Với người Mông đen ở thôn Ka Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An (Cao Bằng), trang phục truyền thống của họ không rực rỡ nhiều sắc màu như các nhánh Mông khác nhưng lại toát lên sự tinh tế trong hoa văn và sự khỏe khoắn trong thiết kế.

Độc đáo trang phục phụ nữ Mông đen ở Cao Bằng

Độc đáo trang phục phụ nữ Mông đen ở Cao Bằng

VOV4.VOV.VN - Mỗi nhánh dân tộc Mông đều có trang phục truyền thống mang bản sắc riêng. Với người Mông đen ở thôn Ka Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An (Cao Bằng), trang phục truyền thống của họ không rực rỡ nhiều sắc màu như các nhánh Mông khác nhưng lại toát lên sự tinh tế trong hoa văn và sự khỏe khoắn trong thiết kế.

Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội giàu bản sắc tại Lào Cai
Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội giàu bản sắc tại Lào Cai

VOV4.VOV.VN - Với 25 nhóm, ngành dân tộc cùng 41 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và 2 di sản đại diện nhân loại, Lào Cai là một trong những địa phương có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc, cũng như sở hữu nhiều di sản văn hóa hàng đầu cả nước. Công tác bảo tồn, gìn giữ văn hóa đang được địa phương đẩy mạnh, gắn với nhiều lĩnh vực, ở nhiều môi trường khác nhau. Những cách làm hay, sáng tạo trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tại Lào Cai đã mang lại những kết quả tích cực.

Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội giàu bản sắc tại Lào Cai

Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội giàu bản sắc tại Lào Cai

VOV4.VOV.VN - Với 25 nhóm, ngành dân tộc cùng 41 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và 2 di sản đại diện nhân loại, Lào Cai là một trong những địa phương có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc, cũng như sở hữu nhiều di sản văn hóa hàng đầu cả nước. Công tác bảo tồn, gìn giữ văn hóa đang được địa phương đẩy mạnh, gắn với nhiều lĩnh vực, ở nhiều môi trường khác nhau. Những cách làm hay, sáng tạo trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tại Lào Cai đã mang lại những kết quả tích cực.

Lan tỏa nét đẹp từ trang phục truyền thống phụ nữ Mông
Lan tỏa nét đẹp từ trang phục truyền thống phụ nữ Mông

VOV4.VOV.VN - Bằng tình yêu hoa văn truyền thống cùng sự tìm tòi dám nghĩ, dám làm, chị Lý Thị Xuân ở thị trấn Pác Mjầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã đưa những bộ trang phục thân thuộc trở thành hàng hóa giá trị cao, góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa Mông đến với du khách. 

Lan tỏa nét đẹp từ trang phục truyền thống phụ nữ Mông

Lan tỏa nét đẹp từ trang phục truyền thống phụ nữ Mông

VOV4.VOV.VN - Bằng tình yêu hoa văn truyền thống cùng sự tìm tòi dám nghĩ, dám làm, chị Lý Thị Xuân ở thị trấn Pác Mjầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã đưa những bộ trang phục thân thuộc trở thành hàng hóa giá trị cao, góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa Mông đến với du khách. 

Trang phục truyền thống người Thu Lao
Trang phục truyền thống người Thu Lao

VOV4.VOV.VN - Người Thu Lao ở thôn Sán Chá, xã Thào Chư Phìn (Si Ma Cai-Lào Cai) vẫn giữ nguyên bộ trang phục truyền thống trong sinh hoạt hàng ngày hay vào dịp lễ, Tết. Những bộ trang phục đó được dệt, thêu may thủ công. Dù màu sắc đơn giản, nhưng đường kim, mũi chỉ lại rất cầu kỳ, tạo nên sự bền chắc và độc đáo (Chương trình tìm hiểu các dân tộc Việt Nam 3/5/2024).

Trang phục truyền thống người Thu Lao

Trang phục truyền thống người Thu Lao

VOV4.VOV.VN - Người Thu Lao ở thôn Sán Chá, xã Thào Chư Phìn (Si Ma Cai-Lào Cai) vẫn giữ nguyên bộ trang phục truyền thống trong sinh hoạt hàng ngày hay vào dịp lễ, Tết. Những bộ trang phục đó được dệt, thêu may thủ công. Dù màu sắc đơn giản, nhưng đường kim, mũi chỉ lại rất cầu kỳ, tạo nên sự bền chắc và độc đáo (Chương trình tìm hiểu các dân tộc Việt Nam 3/5/2024).

Trang phục người Thu Lao
Trang phục người Thu Lao

VOV4.VOV.VN - Bản sắc của mỗi tộc người không chỉ được hình thành bởi tiếng nói, chữ viết, phong tục, lễ hội văn hóa mà còn thể hiện qua trang phục. Nhìn vào trang phục mà người ta phân biệt được đó là dân tộc nào.

Trang phục người Thu Lao

Trang phục người Thu Lao

VOV4.VOV.VN - Bản sắc của mỗi tộc người không chỉ được hình thành bởi tiếng nói, chữ viết, phong tục, lễ hội văn hóa mà còn thể hiện qua trang phục. Nhìn vào trang phục mà người ta phân biệt được đó là dân tộc nào.

Đặc sắc trang phục Pa Dí
Đặc sắc trang phục Pa Dí

VOV4.VOV.VN - Là cộng đồng dân tộc có số dân rất ít người ở Việt Nam, người Pa Dí sinh sống chủ yếu ở huyện Mường Khương, Lào Cai. Họ sản xuất nông – lâm là chủ đạo với các cây trồng như mận, lê, thảo quả, chè, đậu tương, ngô, lúa… Nền kinh tế nông – lâm nghiệp ấy đã trở thành nguồn cảm hứng để những người phụ nữ Pa Dí sáng tạo trên trang phục của mình.

Đặc sắc trang phục Pa Dí

Đặc sắc trang phục Pa Dí

VOV4.VOV.VN - Là cộng đồng dân tộc có số dân rất ít người ở Việt Nam, người Pa Dí sinh sống chủ yếu ở huyện Mường Khương, Lào Cai. Họ sản xuất nông – lâm là chủ đạo với các cây trồng như mận, lê, thảo quả, chè, đậu tương, ngô, lúa… Nền kinh tế nông – lâm nghiệp ấy đã trở thành nguồn cảm hứng để những người phụ nữ Pa Dí sáng tạo trên trang phục của mình.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC