Truyền dạy nhạc cụ truyền thống cho đồng bào Chăm ở Bình Thuận
Thứ sáu, 16:04, 10/05/2024 Đoàn Sĩ/VOV TPHCM Đoàn Sĩ/VOV TPHCM
VOV4.VOV.VN - Sáng 10/5, lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống của người Chăm tại xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận bế mạc sau 20 ngày học tập. Đây là lớp học đầu tiên trong 6 lớp do Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tồ chức, nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024 tại tỉnh Bình Thuận.

 

 

Tham gia lớp học, từ ngày 19/4 đến ngày 10/5, 21 học viên là con em người Chăm đã được các nghệ nhân hướng dẫn, tập luyện cơ bản để thực hiện được 15/72 điệu trống và 9/9 điệu kèn Saranai. 

Việc truyền dạy sử dụng các nhạc cụ truyền thống của người Chăm khá khó, đòi hỏi người học phải có năng khiếu âm nhạc và niềm đam mê. Dự án nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số, tránh nguy cơ mai một, phục vụ đời sống, sinh hoạt của đồng bào và góp phần phát triển du lịch.

Ngoài việc được truyền dạy, các học viên còn trải nghiệm thực tế và giao lưu với các nhạc công giàn nhạc cụ của người Chăm ở Khu di tích tháp Po Klong Garai ở Ninh Thuận.  

Ông Lâm Tấn Bình, Nghệ nhân Ưu tú, người trực tiếp đứng truyền dạy lớp nhạc cụ này cho biết, nếu truyền dạy theo phương pháp cổ xưa thì thời gian 20 ngày là không đủ nên ông đã biên soạn chương trình cho phù hợp, giáo trình truyền dạy theo phương pháp mới tiên tiến. Nhờ vậy, trong thời gian 20 ngày đã giúp các học viên tiếp thu trên 90% một số giai điệu Ginăng và kèn Saranai để phục vụ hệ thống lễ hội Rija của người Chăm hiện nay đang có nguy cơ bị mai một ở các làng Chăm.

Bình Thuận là 1 trong 2 tỉnh có đông đồng bào Chăm, với hơn 42.000 người. Người Chăm sinh sống tập trung tại 4 xã thuần (Phan Thanh, Phan Hoà, Phan Hiệp và Phú Lạc) và 9 thôn xen ghép thuộc 6 huyện gồm: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tánh Linh. Người Chăm nơi đây còn lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống, với nhiều lễ nghi phải có sự phục vụ của nhạc cụ truyền thống của người Chăm./.

Đoàn Sĩ/VOV TPHCM

Viết bình luận

Tin liên quan

Nét đẹp trong đám cưới người Chăm Islam ở An Giang
Nét đẹp trong đám cưới người Chăm Islam ở An Giang

VOV4.VOV.VN - Trong hôn nhân của người Chăm Islam ở An Giang, con trai đi làm rể, nhưng mọi tập tục đều do nhà trai chủ động. Ví như dạm hỏi, nhà trai sẽ cử bà mai nhà mình sang nhà gái ướm hỏi. Nếu nhà gái ưng bụng, họ sẽ sắp xếp ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới. (Chương trình Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam ngày 17/4/2024)

Nét đẹp trong đám cưới người Chăm Islam ở An Giang

Nét đẹp trong đám cưới người Chăm Islam ở An Giang

VOV4.VOV.VN - Trong hôn nhân của người Chăm Islam ở An Giang, con trai đi làm rể, nhưng mọi tập tục đều do nhà trai chủ động. Ví như dạm hỏi, nhà trai sẽ cử bà mai nhà mình sang nhà gái ướm hỏi. Nếu nhà gái ưng bụng, họ sẽ sắp xếp ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới. (Chương trình Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam ngày 17/4/2024)

Đến Tân Châu trải nghiệm ẩm thực của người Chăm Islam
Đến Tân Châu trải nghiệm ẩm thực của người Chăm Islam

VOV4.VOV.VN - Làng Chăm Islam ở ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, An Giang không chỉ nổi tiếng với nghề dệt truyền thống truyền đời hàng trăm năm, mà ẩm thực nơi đây cũng khá phong phú và độc đáo. Sự độc đáo ấy bắt nguồn từ những sáng tạo trong quy trình chế biến, những cấm kỵ trong tôn giáo và cả sự khéo léo của đôi bàn tay những người phụ nữ đảm, cánh đàn ông giỏi nghề. (Chương trình Giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam ngày 31/3/2024)

Đến Tân Châu trải nghiệm ẩm thực của người Chăm Islam

Đến Tân Châu trải nghiệm ẩm thực của người Chăm Islam

VOV4.VOV.VN - Làng Chăm Islam ở ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, An Giang không chỉ nổi tiếng với nghề dệt truyền thống truyền đời hàng trăm năm, mà ẩm thực nơi đây cũng khá phong phú và độc đáo. Sự độc đáo ấy bắt nguồn từ những sáng tạo trong quy trình chế biến, những cấm kỵ trong tôn giáo và cả sự khéo léo của đôi bàn tay những người phụ nữ đảm, cánh đàn ông giỏi nghề. (Chương trình Giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam ngày 31/3/2024)

Độc đáo nghề dệt của người Chăm Islam ở Tân Châu
Độc đáo nghề dệt của người Chăm Islam ở Tân Châu

VOV4.VOV.VN - Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm Islam ở ấp Phũm Soài, Châu Phong, Tân Châu hình thành từ rất sớm và khá nổi tiếng. Trước là phục vụ cho nhu cầu ăn mặc cho gia đình, sau là để trao đổi hàng hóa với các dân tộc khác. (Chương trình Giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam ngày 24/3/2024)

Độc đáo nghề dệt của người Chăm Islam ở Tân Châu

Độc đáo nghề dệt của người Chăm Islam ở Tân Châu

VOV4.VOV.VN - Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm Islam ở ấp Phũm Soài, Châu Phong, Tân Châu hình thành từ rất sớm và khá nổi tiếng. Trước là phục vụ cho nhu cầu ăn mặc cho gia đình, sau là để trao đổi hàng hóa với các dân tộc khác. (Chương trình Giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam ngày 24/3/2024)

Thêm 2 di sản văn hóa Chăm được công nhận là Bảo vật quốc gia
Thêm 2 di sản văn hóa Chăm được công nhận là Bảo vật quốc gia

VOV4.VOV.VN - Theo Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận, Chính phủ vừa công nhận thêm 2 Bảo vật quốc gia là tượng thờ vua Pô Klong Garai và bia ký Phước Thiện thuộc di sản văn hóa Chăm ở Ninh Thuận.

Thêm 2 di sản văn hóa Chăm được công nhận là Bảo vật quốc gia

Thêm 2 di sản văn hóa Chăm được công nhận là Bảo vật quốc gia

VOV4.VOV.VN - Theo Trung tâm Nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận, Chính phủ vừa công nhận thêm 2 Bảo vật quốc gia là tượng thờ vua Pô Klong Garai và bia ký Phước Thiện thuộc di sản văn hóa Chăm ở Ninh Thuận.

Truyền dạy hát ngâm Ariya cho đồng bào dân tộc Chăm
Truyền dạy hát ngâm Ariya cho đồng bào dân tộc Chăm

VOV4.VOV.VN - Sau 9 ngày truyền dạy, sáng 14/11, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận và UBND xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình bế mạc Lớp truyền dạy hát ngâm Ariya cho đồng bào dân tộc Chăm.

Truyền dạy hát ngâm Ariya cho đồng bào dân tộc Chăm

Truyền dạy hát ngâm Ariya cho đồng bào dân tộc Chăm

VOV4.VOV.VN - Sau 9 ngày truyền dạy, sáng 14/11, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận và UBND xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình bế mạc Lớp truyền dạy hát ngâm Ariya cho đồng bào dân tộc Chăm.

 “Thủ lĩnh" của làng Chăm ở Bình Thuận
“Thủ lĩnh" của làng Chăm ở Bình Thuận

VOV4.VOV.VN - Từng lời nói, mỗi việc làm của ông đã thôi thúc bà con trong làng Chăm chí thú làm ăn, không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, không để đất trống, không cho mất rừng. Bằng sự tâm huyết, ông đã mang hết công sức của mình vì sự bình yên, sự phát triển của làng Chăm. Ông là Huỳnh Văn Cơ (64 tuổi) ở làng Chăm, thôn Phò Trì, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

 “Thủ lĩnh" của làng Chăm ở Bình Thuận

“Thủ lĩnh" của làng Chăm ở Bình Thuận

VOV4.VOV.VN - Từng lời nói, mỗi việc làm của ông đã thôi thúc bà con trong làng Chăm chí thú làm ăn, không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, không để đất trống, không cho mất rừng. Bằng sự tâm huyết, ông đã mang hết công sức của mình vì sự bình yên, sự phát triển của làng Chăm. Ông là Huỳnh Văn Cơ (64 tuổi) ở làng Chăm, thôn Phò Trì, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC