Hà Giang hỗ trợ phụ nữ DTTS phát triển kinh tế
Thứ tư, 16:04, 20/09/2023 Hoàng Thái Hoàng Thái
VOV4.VOV.VN - Những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Hà Giang, nhiều cặp vợ chồng trẻ là người DTTS đang cùng nhau gánh vác, san sẻ công việc gia đình; người phụ nữ được hưởng quyền thừa kế, được tham gia quyết định nhiều việc quan trọng của gia đình...

 

Nghiên cứu của Tổ chức CARE tại các cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) cho thấy, phụ nữ DTTS ở nước ta phải dành khoảng 5 giờ mỗi ngày cho công việc nội trợ gia đình, gần gấp đôi so với nam giới. 3 nhóm công việc chăm sóc gia đình chiếm nhiều thời gian nhất gồm các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, người già, người bệnh, người tàn tật.

Nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ DTTS, tại tỉnh Hà Giang, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tỉnh đã vận động nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống và nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình.

Theo bà Hoàng Thị Nguyện, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phương Độ, thành phố Hà Giang, trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, nhận thức về bình đẳng giới trong nhân dân xã Phương Độ đã có sự thay đổi rõ rệt. Sự thay đổi đó đến từ công tác tuyên truyền bền bỉ và thông điệp tuyên truyền rõ ràng, đi kèm với đó là sự tự tin đứng lên làm chủ kinh tế của nhiều chị em phụ nữ  trong xã. "Đối với Hội thì chúng em không có nhiều vốn nhưng giúp chị em phát triển kinh tế thì chúng em luôn tận dụng hết mọi nguồn lực. Hiện chúng em đang triển khai mô hình luôn phiên trao lợn nái cho các hộ chị em. Mỗi hộ nhận nuôi lợn nái trong 1 thời gian, khi lợn nái đẻ, họ sẽ nhận được con non và giao lợn mẹ cho gia đình các chị em khác. Mô hình này chúng em triển khai khá thành công"- bà Hoàng Thị Nguyện chia sẻ.

Chị Tráng Thị Gầy, một phụ nữ tiêu biểu làm chủ hộ ở thôn Nà Thác, xã Phương Độ cho biết, gia đình chị trước đây mọi việc lớn, nhỏ đều thực hiện theo ý chồng, tiếng nói của phụ nữ trong nhà không được coi trọng. Để chồng con xem trọng ý kiến của mình, chị đã nỗ lực rất nhiều. Không chỉ làm mọi việc của một người vợ, người mẹ, người phụ nữ Dao nhỏ bé này đã mạnh dạn đứng lên tự mình kiếm thêm thu nhập từ việc bán rau ngoài chợ và phát triển chăn nuôi. Không có lợn giống, chị được Hội phụ nữ cho chăm lợn nái để lấy lợn con. Dần dà, chị đã khẳng định được bản thân không phụ thuộc kinh tế vào chồng, còn có thể lo cho con cái học hành. Vì vậy, sau 14 năm lấy chồng, hiện tiếng nói của chị Gầy trong gia đình được chồng và con lắng nghe. Chị Gầy chia sẻ “Tôi lấy chồng được 14 năm rồi. Trước thì mọi việc chồng cũng có tính gia trưởng, nhưng bây giờ khác rồi. Tôi cố gắng làm việc, kiếm tiền và chăm sóc gia đình nên chồng cũng hiểu. Bây giờ làm gì hai vợ chồng đều hỏi ý kiến nhau chứ không ai tự ý quyết định. Nhiều lúc chồng nói đúng thì mình cũng phải nghe chứ”.  

Theo bà Chu Thị Ngọc Diệp, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Hà Giang, để thiết thực hỗ trợ phụ nữ DTTS phát triển kinh tế để nâng cao vị thế trong gia đình, Hội đã phối hợp tổ chức các buổi gặp mặt, trao đổi nhằm kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân; tập hợp những kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em để từng bước giải quyết kịp thời, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên phụ nữ.

Cũng theo bà Diệp, tại Hà Giang những năm qua công tác phòng ngừa và chống xâm hại phụ nữ, trẻ em được chú trọng. Hội LHPN tỉnh đã tổ chức các hội thảo, diễn đàn, hội thi, góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi trong thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống mua, bán người, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bà Chu Thị Ngọc Diệp cho biết thêm: Bảo đảm công tác bình đẳng giới, tỉnh Hà Giang tập trung thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, tầm quan trọng của công tác bình đẳng giới đối với sự phát triển KT – XH cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Từ đó tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu đối với công tác bình đảng giới; nâng cao năng lực quản lý nhà nước và sự phối hợp liên ngành về bình đảng giới, nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về lồng ghép vấn đề bình đảng giới trong xây dựng các nghị quyết, chương trình, dự án, đề án phát triển KT - XH. /.

Hoàng Thái

Viết bình luận

Tin liên quan

Bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số - Những tín hiệu tích cực
Bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số - Những tín hiệu tích cực

VOV4.VOV.VN - Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là cơ quan được Chính phủ giao trọng trách triển khai nội dung này. Vậy, thời gian qua chúng ta đã đạt được những bước tiến ra sao về bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số? (Chương trình Đại Gia đình các DTVN ngày 12/9/2023)

Bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số - Những tín hiệu tích cực

Bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số - Những tín hiệu tích cực

VOV4.VOV.VN - Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là cơ quan được Chính phủ giao trọng trách triển khai nội dung này. Vậy, thời gian qua chúng ta đã đạt được những bước tiến ra sao về bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số? (Chương trình Đại Gia đình các DTVN ngày 12/9/2023)

Hiệu quả từ mô hình đảng viên đồn Biên phòng phụ trách giúp hộ gia đình  khu vực biên giới
Hiệu quả từ mô hình đảng viên đồn Biên phòng phụ trách giúp hộ gia đình khu vực biên giới

VOV4.VOV.VN - Chỉ thị 681 của Đảng ủy BĐBP về việc phân công đảng viên đồn Biên phòng phụ trách hộ gia đình ở khu vực biên giới đã giúp cán bộ, chiến sĩ BĐBP nắm chắc địa bàn hơn. Nhiều đảng viên BĐBP đã hỗ trợ bà con rất thiết thực, góp phần giúp dân bản vươn lên thoát nghèo. Ghi nhận tại Đồn Biên phòng Hồng Vân, BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương trình DTPT ngày 16/8/2023.

Hiệu quả từ mô hình đảng viên đồn Biên phòng phụ trách giúp hộ gia đình  khu vực biên giới

Hiệu quả từ mô hình đảng viên đồn Biên phòng phụ trách giúp hộ gia đình khu vực biên giới

VOV4.VOV.VN - Chỉ thị 681 của Đảng ủy BĐBP về việc phân công đảng viên đồn Biên phòng phụ trách hộ gia đình ở khu vực biên giới đã giúp cán bộ, chiến sĩ BĐBP nắm chắc địa bàn hơn. Nhiều đảng viên BĐBP đã hỗ trợ bà con rất thiết thực, góp phần giúp dân bản vươn lên thoát nghèo. Ghi nhận tại Đồn Biên phòng Hồng Vân, BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương trình DTPT ngày 16/8/2023.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC