Câu chuyện truyền thanh thay đổi nhận thức người dân vùng cao
Thứ hai, 08:09, 03/06/2024 CTV Tuấn Anh/VOV Đông Bắc CTV Tuấn Anh/VOV Đông Bắc
VOV4.VOV.VN - Qua những câu chuyện truyền thanh, bằng sự vận dụng sáng tạo phù hợp theo phong tục, tập quán của người dân từng địa phương, từng nhóm dân cư... ngành BHXH tỉnh Cao Bằng xác định mục tiêu đảm bảo mọi người dân ở vùng sâu, vùng xa đều được tiếp cận với thông tin về chính sách BHXH và BHYT.

 

Những câu chuyện gần gũi về chính sách bảo hiểm phát đi từ hệ thống loa truyền thanh đã trở nên quen thuộc với người dân xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng. Nhờ những câu chuyện thực tế được phát qua hệ thống truyền thanh, bà Dương Thị Kim Tuyến và nhiều người dân ở xã biên giới này đã thay đổi cách hiểu về Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT): "Tôi là người lao động tự do, trước cũng muốn tham gia BHXH mà không biết bắt đầu từ đâu. Khi ấy chỉ biết là có BHXH thôi, còn thông tin gói bao nhiêu, mua bao nhiêu, sau này hưởng như thế nào khi bên BHXH tư vấn thì tôi mới biết. Tôi thấy hay, thấy phù hợp nên mua. Sau đấy BHXH lên trên xóm, hỏi mọi người có muốn tham gia không. Mình cũng đi tư vấn hộ cho mọi người biết và nên tham gia cái bảo hiểm này để sau về già mình sẽ được hưởng. Nhờ có vậy mà giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cho con cái, cho xã hội"-bà Dương Thị Kim Tuyến.

Từ năm 2022, sau khi Nghị định số 07/2021/NĐ-CP được thực hiện, mức đóng BHXH tự nguyện đã tăng từ 700 nghìn đồng lên 1,5 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, phần lớn người tham gia BHXH tự nguyện của Cao Bằng có mức sống trung bình thấp nên tạo áp lực không nhỏ đến tỉ lệ mua bảo hiểm tự nguyện của người dân. 

Từ thực tế công việc, Chị Bế Quỳnh Mai, chuyên viên BHXH huyện Hà Quảng nhận thấy đối với người dân vùng cao, việc tiếp cận bằng tiếng nói sẽ hiệu quả hơn nhiều so với các loại tuyên truyền bằng chữ viết như tờ rơi, pano, áp phích.... đặc biệt là với đồng bào thiểu số ở Hà Quảng, vì không phải ai cũng biết đọc.Theo chị Mai, thấy được hiệu quả của loa truyền thanh, BHXH Hà Quảng đã xây dựng những chương trình phát thanh bằng tiếng phổ thông và chuyển đổi sang các thứ tiếng như: Tày, Nùng, Mông, Dao… Khi đến truyên truyền trực tiếp, chị Mai và các nhân viên BHXH đồng thời khảo sát bà con, đa số đều thông tin đã được nghe trên hệ thống loa truyền thanh. Chị Mai cho rằng, nhờ hệ thống loa truyền thanh mà việc vận động của BHXH tại địa bàn vùng cao thuận lợi hơn rất nhiều.

BHXH tỉnh Cao Bằng đã xây dựng, chuyển thể các nội dung tuyên truyền thành những câu chuyện truyền thanh hay kịch ngắn, chuyển cho các xã phát trên hệ thống truyền thanh của từng xóm, bản bằng nhiều thứ tiếng đồng bào thiểu số. Nhờ hình thức sân khấu hoá, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo hiểm trở nên gần gũi, dễ hiểu đã tiếp cận và thấm sâu hơn đối với người dân vùng cao. Người dân hiểu được giá trị nhân văn của chính sách BHXH, BHYT trong an sinh xã hội. Từ đó, công tác tuyên truyền trực tiếp của nhân viên BHXH trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Dù vậy, việc bao phủ BHXH tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi vẫn gặp không ít khó khăn do khả năng tiếp cận của người dân chưa đồng đều. Riêng tại tỉnh Cao Bằng, cuối năm 2023, số người tham gia BHXH tự nguyện giảm hơn 1.000 người so với trước khi thay đổi mức chuẩn nghèo mới. Bà Lục Thị Việt Hằng, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Cao Bằng cho biết, với đặc thù là một tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, mỗi dân tộc lại có bản sắc văn hóa riêng, việc xây dựng kịch bản tuyên truyền cho phù hợp với từng nhóm đối tượng là rất khó khăn. Tuy nhiên, xác định việc phủ sâu, rộng BHXH đến với người dân vùng DTTS là nhiệm vụ quan trọng, BHXH tỉnh Cao Bằng đang nỗ lực từng ngày, bằng nhiều phương tiện, hình thức tuyên truyền để giúp đồng bào dân tộc trong vùng hiểu được lợi ích và tham gia. 

BHXH hội là chính sách ưu việt, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò là công cụ quan trọng của Đảng, Nhà nước nhằm mục đích chăm lo cuộc sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội. Chính vì vậy, việc tuyên truyền chính sách, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện là nhiệm vụ quan trọng. Nhờ những cách làm đổi mới, sáng tạo đã tác động tích cực đến nhận thức của người dân, giúp các chính sách về BHXH, BHYT đến gần hơn với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn nhiều khó khăn./.

CTV Tuấn Anh/VOV Đông Bắc

Viết bình luận

Tin liên quan

Trà Vinh hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế người có uy tín trong đồng bào DTTS
Trà Vinh hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế người có uy tín trong đồng bào DTTS

VOV4.VOV.VN - Trà Vinh thực hiện chính sách đóng bảo hiểm y tế cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Trà Vinh hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế người có uy tín trong đồng bào DTTS

Trà Vinh hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế người có uy tín trong đồng bào DTTS

VOV4.VOV.VN - Trà Vinh thực hiện chính sách đóng bảo hiểm y tế cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Cao Bằng: Phát huy hiệu quả kinh tế từ cây thạch đen
Cao Bằng: Phát huy hiệu quả kinh tế từ cây thạch đen

VOV4.VOV.VN - Thạch An là địa phương có diện tích trồng thạch đen lớn nhất tỉnh Cao Bằng và hiện cây thạch đen đang là một trong những cây trồng chủ lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Để nâng cao giá trị kinh tế của cây thạch đen, chính quyền huyện Thạch An đã tìm nhiều giải pháp giúp người dân thiết lập chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm và hình thành, phát triển các vùng sản xuất tập trung.

Cao Bằng: Phát huy hiệu quả kinh tế từ cây thạch đen

Cao Bằng: Phát huy hiệu quả kinh tế từ cây thạch đen

VOV4.VOV.VN - Thạch An là địa phương có diện tích trồng thạch đen lớn nhất tỉnh Cao Bằng và hiện cây thạch đen đang là một trong những cây trồng chủ lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Để nâng cao giá trị kinh tế của cây thạch đen, chính quyền huyện Thạch An đã tìm nhiều giải pháp giúp người dân thiết lập chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm và hình thành, phát triển các vùng sản xuất tập trung.

Cao Bằng: Mô hình kinh tế mới từ nuôi cá nước lạnh
Cao Bằng: Mô hình kinh tế mới từ nuôi cá nước lạnh

VOV4.VOV.VN - Những năm gần đây người dân huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã phát triển mô hình nuôi cá tầm trên dòng nước chảy tự nhiên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này không những mở ra hướng phát triển thuỷ sản mà còn giúp địa phương thúc đẩy ngành du lịch, dịch vụ.

Cao Bằng: Mô hình kinh tế mới từ nuôi cá nước lạnh

Cao Bằng: Mô hình kinh tế mới từ nuôi cá nước lạnh

VOV4.VOV.VN - Những năm gần đây người dân huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã phát triển mô hình nuôi cá tầm trên dòng nước chảy tự nhiên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này không những mở ra hướng phát triển thuỷ sản mà còn giúp địa phương thúc đẩy ngành du lịch, dịch vụ.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC