Vì cái chữ cho em
Thứ sáu, 00:00, 06/11/2020 Thu Ha bt Thu Ha bt
VOV4.VN – Với sự tham gia tích cực của những người yêu trẻ, sự hỗ trợ của chính các bậc phụ huynh, sau 3 năm, khả năng sẵn sàng đi học của trẻ mầm non ở các xã vùng cao đã tăng từ 36% lên 63%. Tỷ lệ đọc hiểu của học sinh tiểu học đã tăng từ 20% đến 44%.

Ngày 6/11/2020, tại Hà Nội, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Nâng cao khả năng sẵn sàng đi học và kết quả học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số tại Việt Nam” với sự hỗ trợ từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA).

Tham dự hội thảo có sự tham gia của 163 đại diện từ Tổ chức KOICA tại Việt Nam, Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ TB&XH, Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Quảng Nam, UBND các huyện, xã, Phòng GD-, các giáo viên, phụ huynh và học sinh, đại diện  cho các trường học trong và ngoài dự án

Tại hội thảo, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã chia s kết quả báo cáo khảo sát cuối kỳ tại 18 trường mầm non và tiểu học thuộc địa bàn dự án, với sự tham gia của 585 học sinh và 224 người chăm sóc trẻ.

Sau 3 năm thực hiện dự án, khả năng sẵn sàng đi học của trẻ mầm non tăng từ 36% lên 63%. Môi trường học tập tại nhà và thái độ trong việc thực hành hỗ trợ con học tại nhà của cha mẹ có sự thay đổi đáng kể, trên 80% người chăm sóc trẻ đã giúp con phát triển các kỹ năng đọc viết và toán thông qua việc kể chuyện và tổ chức những trò chơi đơn giản.

Tỷ lệ đọc hiểu của học sinh tiểu học đã tăng từ 20% đến 44%. Môi trường học đọc viết của trẻ tại trường cũng được cải thiện, thể hiện qua sự đa dạng trong các phương pháp mà giáo viên nhằm tăng khả năng sẵn sàng cho việc đi học của trẻ như phương pháp Tăng cường khả năng làm quen với đọc viết và toán (ELM) và Tăng cường kỹ năng Tiếng Việt (LB).

Đóng góp một phần quan trọng vào kết quả này là các thầy giáo, cô giáo, những người gắn bó cả cuộc đời với vùng cao. Nhiều cô giáo từ dưới xuôi lên đã kiên trì giúp các em từng ngày vượt qua giai đoạn “đánh vật” với các con chữ và những phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Mỗi tiến bộ của các em là một sự động viên, khích lệ rất lớn giành cho các cô.

(Đem cái chữ đến cho các em là niềm vui của các cô - Ảnh: VOV)

Bên cạnh đó là sự tham gia tích cực của những cán bộ và người dân địa phương, đặc biệt là đội ngũ trợ giảng. Họ là những người Dao, người Mông, người Thái có chung mục tiêu muốn đem cái chữ, đem ánh sáng của tri thức đến với các em nhỏ vùng cao.

Có những trợ giảng như chị Lò Thị Oanh ở xã Nậm Lành huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, là người Thái nhưng lấy chồng người Dao, lại sống ở vùng có tới 90% người dân ở dân tộc Dao nên chị tham gia trợ giảng, phiên dịch cả tiếng Thái và tiếng Dao. Giúp các em làm quen với con chữ, đọc hiểu tiếng Việt giỏi hơn chính là niềm vui của cô Oanh.

(Đây là một trong những trợ giảng tích cực đem con chữ đến cho các em - Ảnh: VOV)

Dragana Strinic, Giám đốc Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cho biết:  “Những điểm mạnh và tính hiệu quả của 2 phương pháp tiếp cận được dự án áp dụng, bao gồm phương pháp Hỗ trợ trẻ mầm non làm quen với đọc viết và toán, và phương pháp Tăng cường kỹ năng đọc viết cho học sinh tiểu học đã được chuẩn hóa và công nhận bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chúng tôi hi vọng những phương pháp này sẽ tiếp tục được áp dụng rộng rãi để tất cả trẻ em Việt Nam đều được tiếp cận với một nền giáo dục có chất lượng, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số tại những vùng khó khăn.”


(Sách và đồ dùng học tập của các em - Ảnh: VOV)

Dự án được triển khai và thành công, có sự hỗ trợ rất quan trọng của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA). Ông Han- Deog Cho, Giám đốc Quốc gia, Văn phòng KOICA tại Việt Nam đánh giá: với trẻ vùng cao phía bắc ở Việt Nam, do ít có điều kiện tiếp cận với thông tin nên Dự án triển khai đã giúp trẻ làm quen với toán, Tiếng Việt, tham gia các hoạt động ngoại khóa và tự làm đồ chơi. KOICA hướng tới mục tiêu góp phần phát triển bền vững cho vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam và Dự án Nâng cao khả năng sẵn sàng đi học và kết quả học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số tại Việt Nam” nằm trong khuôn khổ việc thực hiện sự ưu tiên phát triển văn hóa, giáo dục, công nghệ của Chính phủ Hàn Quốc./.

 

(VOV4)

Thu Ha bt

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC