Cô dâu người Giáy đeo gương về nhà chồng
Thứ bảy, 00:00, 19/12/2020 Hải Huyền Hải Huyền
VOV4.VN - Trước kia, trai gái người Giáy cũng làm quen nhau qua những làn điệu hát giao duyên. Vào ngày tết, thanh niên các bản Giáy còn rủ nhau hát thâu ngày thâu đêm để tìm được một nửa vừa ý với mình.

Người Giáy có tư tưởng tiến bộ trong hôn nhân và gia đình, nam nữ đến tuổi trưởng thành được phép tự tìm hiểu nhau và kết hôn tự nguyện đúng pháp luật.
Trước kia, trai gái người Giáy cũng làm quen nhau qua những làn điệu hát giao duyên. Vào ngày tết, thanh niên các bản Giáy còn rủ nhau hát thâu ngày thâu đêm để tìm được một nửa vừa ý với mình.

 


Trang phục của người Giáy ở Lai Châu.

Ngày nay, giới trẻ người Giáy có nhiều cách khác để liên lạc, làm quen nhau, thế nhưng phong tục cưới hỏi vẫn được giữ nguyên đúng truyền thống. Lễ cưới là nghi lễ lớn nhất trong cuộc đời của người Giáy và cũng là nghi lễ đặc sắc nhất, thể hiện khá rõ nét quan niệm của người Giáy về cuộc sống gia đình.
Trong lễ cưới, trang phục của cô dâu và chú rể không có khác biệt nhiều so với ngày thường. Cô dâu mặc áo viền truyền thống, đội khăn và dây buộc tóc màu đỏ. Khăn trùm đầu trong đám cưới màu đỏ. 
Lễ đón dâu của người Giáy gồm nhiều nghi lễ, tục lệ. Đoàn nhà trai đón dâu gồm có ít nhất 4 người cao tuổi trong gia đình, một chú ngựa và đoàn người mang theo lễ vật. Nhà gái đón nhà trai với hai chiếc cổng dựng sẵn. Ở mỗi chiếc cổng có 1 bàn chặn lại, bên trên có 8 chén rượu. Nhà trai phải hát đối đáp với nhà gái trước khi uống hết rượu, lì xì cho nhà gái và đi vào nhà.
Sau khi quỳ lạy bàn thờ tổ tiên và đón được cô dâu, nhà trai một lần nữa phải uống hết rượu mà nhà gái đưa ra và phải giằng cô dâu khỏi tay của họ hàng cô ấy. 
Trước khi về nhà chồng, cô dâu đeo một cái gương ở trước ngực với ý nghĩa bước ra khỏi nhà với tấm thân trong trắng như gương; mang theo hành tỏi, hạt giống tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở và ôm theo một con gà  trống, con vật được người Giáy cho là có thể giúp chủ nhận biết, phòng trừ tà ma.
Đến nhà trai, cô dâu và chú rể bước qua 1 cái thang 3 bậc được phủ vải đỏ để  bước vảo nhà, quỳ lạy bàn thờ tổ tiên và nhận bố mẹ chồng.
Lễ cưới của người Giáy đã cho thấy một quan niệm niệm sống rất trọng lễ nghi truyền thống và đề cao sự thủy chung trong hôn nhân, cũng như tôn trọng những người lớn tuổi trong gia đình.

Đỗ Quyên (Ghi)


Hải Huyền

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC