Lễ đầy tháng của người Mông
Thứ ba, 00:00, 06/10/2020 HH BT bài HH BT bài
VOV4.VN - Người Mông có lễ đầy tháng sau khi sinh con. Tùy từng điều kiện của gia đình, bà con làm lễ linh đình hay đơn giản.


Tặng địu cho trẻ

"Lễ đầy tháng đấy tùy theo gia đình. Có gia đình mổ lợn khoảng 2 – 3 chục cân, cúng gọi tổ tiên và làm lễ. Còn lại cũng mời anh em, gia đình, dòng họ đến ăn đầy tháng bình thường. Gia đình nào khó khăn cũng mổ một con gà để ăn bữa cuối cùng đối với người ở cữ. Do đó, cũng không nhất thiết mời anh em, họ hàng đến ăn uống linh đình". - Ông Lý Seo Dìn, người Mông trắng ở Ngải Phóng Chồ, xã Sín Chéng, huyện Si ma cai, Lào Cai nói.


Khi con cái trưởng thành, người Mông sẽ làm lễ tạ ơn người tặng địu. Ảnh minh họa: reatimes.vn

Theo ông Dìn, lễ đầy tháng cũng là thời điểm kết thúc tháng ở cữ của người phụ nữ. Thông thường người Mông trắng sẽ làm lễ đầy tháng cho đứa con đầu lòng. Và trong lễ ấy, đứa trẻ sẽ được bà con nội, ngoại tặng món quà đặc biệt là những chiếc địu. Không chỉ một chiếc, nếu có điều kiện họ sẽ tặng đến hàng chục chiếc.
"Khi người phụ nữ đến nhà chồng đẻ con đầu tiên thì khi đầy tháng rồi trong ở cữ thì dòng họ nhà gái ai có điều kiện thì mang cái yếm để đi cúng. Tức là tặng địu để cúng cho con, để con chóng lớn, ăn khỏe, học hành, động viên cháu. Những gia đình có điều kiện, dòng họ nhà gái người ta mang khoảng 15 – 20 cái địu này đến. Toàn bộ những cái địu này dành cho các con của cả cuộc đời mình. Cho nên con thứ 2 người ta sẽ không đến nữa". 
Trả ơn người tặng địu bằng chân giò lợn
Khi con cái trưởng thành gia đình của đứa trẻ được tặng địu đó sẽ làm lễ trả ơn. Và đây là nghi lễ cảm tạ dòng họ nhà gái đã quan âm, động viên con cháu trưởng thành. 
Thời gian để tổ chức nghi lễ này còn tùy thuộc vào kinh tế gia đình. Có thể là 5 – 10 năm, 20 – 40 năm nếu họ có điều kiện. Số địu được nhận trong lễ đầy tháng của đứa con đầu là bao nhiêu, sẽ tương ứng với số chân lợn trả ơn trong buổi lễ.
"Khi con cái đã lớn chủ hộ gia đình sinh ra đứa con đó phải tạ ơn những người đã đến để chúc mừng và có cái địu cho con lớn thì khoảng 5 – 10 – 20 năm, kể cả là 40 – 50 năm khi nào có điều kiện phải tạ ơn người ta một cái chân giò lợn. Chân trước, chân sau đều được, nhưng nhất thiết con lợn đấy phải 30 – 50 cân trở lên. Có điều kiện người ta sẽ làm nhiều đợt. Có những hộ gia đình người ta nhận được 15 – 20 cái, tương ứng với 5 – 6 con cũng khó, làm rải rác. Vì một con lợn sẽ được 4 cái địu. Nếu 20 cái địu sẽ rất là tốn lợn. Lễ tạ ơn này trong 5 – 10 – 20 năm là phải làm". 
Tuy nhiên, nếu gia đình quá khó khăn người ta sẽ thông cảm. Nhưng nếu gia đình khá giả, không làm lễ, cả dòng họ nhà gái sẽ cười chê. 
Riêng bà ngoại, trong lễ tạ ơn ngoài được dâng lễ là một chiếc chân giò lợn, phải là chiếc chân sau còn kèm theo chiếc đuôi lợn. Theo quan niệm của người Mông đó là phần ngon nhất và cũng là để ca ngợi tấm lòng của người mẹ đối với đứa con của mình. Do đó, trước khi trả ơn người tặng địu, chủ lễ phải dâng món quà này đến mẹ vợ đầu tiên, tức bà ngoại của đứa trẻ.

Thu Cúc/VOV4

HH BT bài

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC