VOV4.VN - Bạn có tin đá cũng có thể rung lên những thanh âm trầm bổng, ngọt ngào? Mời bạn cùng thường thức tiếng đàn đá của người Raglai do nghệ nhân Bo Bo Dũng ở đến huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa trình diễn trong Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số miền Trung lần thứ 3 vừa diễn ra tại Quảng Nam.
Bộ đàn đá của người Raglai ở Khánh Hòa lần đầu tiên phát hiện vào năm 1979 do một già làng người Raglai tên Bo Bo Ren tại huyện Khánh Sơn cất giữ.
Bộ đàn đá được tạo nên từ 13 thanh đá
Sau khi khai quật và khảo sát tại đỉnh núi Dốc Gạo, thuộc địa phận thôn Dốc Gạo, thị trấn Tô Hạp, các nhà nghiên cứu còn tìm ra nhiều dấu tích chứng tỏ người xưa đã chế tác đàn đá tại đây với nhiều khối đá và mảnh vụn thuộc loại đá phun trào (ri – ô – lít pooc - phia) có nhiều ở Khánh Sơn, cũng là loại đá để chế tác đàn đá Khánh Sơn.
Giá đỡ của bộ đàn đá
Ngày xưa, người Raglai dựng đàn đá kêu gần bờ suối để đuổi muông thú, giữ gìn nương rẫy. Tiếng đá kêu rất xa làm muông thú không dám tới gần, nhờ đó mà rẫy luôn được mùa. Buôn làng vì thế cũng luôn tin rằng: đàn đá kêu là của Ông Bà cho và gọi là “Mã la ông bà”. Đàn đá cũng là một trong những nhạc cụ không thể thiếu trong các lễ hội của người Raglai.
Lâm Thanh/VOV4
Viết bình luận