Bình Định: Ưu tiên nguồn lực khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Thứ bảy, 06:34, 15/06/2024 Đình Thiệu/VOV-Miền Trung Đình Thiệu/VOV-Miền Trung
VOV4.VOV.VN - Định kỳ 2 năm 1 lần, Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định luân phiên tổ chức tại các huyện có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Tại ngày hội, đồng bào có cơ hội giao lưu văn hóa; các nghệ nhân, diễn viên trổ tài trình diễn cồng chiêng, dệt thổ cẩm và thi đấu các môn thể thao truyền thống. Ngày hội góp phần bảo tồn,  phát huy giá trị văn hoá truyền thống, thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030.

Năm nay, huyện miền núi Vân Canh đăng cai tổ chức Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ XVII. Thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2030, huyện Vân Canh mua sắm các loại nhạc cụ và bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Đến nay, 28/28 làng/khu phố người đồng bào dân tộc thiểu số, trường nội trú dân tộc huyện, 2 trường bán trú được trang bị bộ cồng chiêng. Mỗi làng, khu phố, đơn vị trường học đều thành lập các Câu lạc bộ cồng chiêng. Huyện xây dựng tổ hợp tác làng dệt thổ cẩm Hà Văn Trên, tổ chức nhiều lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào; tổ chức các lớp học tiếng nói, chữ viết Chăm H’roi cho cán bộ, công chức, viên chức.

Ông Nguyễn Xuân Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định cho biết, huyện quan tâm giữ gìn nghệ thuật cồng chiêng, múa xoang và hỗ trợ bảo tồn Trống kơ toang, lễ hội cầu mưa, cúng đổ đầu, lễ mừng lúa mới, lễ cưới truyền thống.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 giúp khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại các huyện miền núi tỉnh Bình Định. Đây được kỳ vọng là lực đẩy để giúp các địa phương khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định, tỉnh luôn ưu tiên dành nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số./.

Đình Thiệu/VOV-Miền Trung

Viết bình luận

Tin liên quan

Gia Lai phục dựng lễ cầu mưa của người Ba Na
Gia Lai phục dựng lễ cầu mưa của người Ba Na

VOV4.VOV.VN - UBND xã Kdang, huyện Đăk Đoa, Gia Lai phối hợp với UBND huyện Đăk Đoa vừa tổ chức phục dựng Lễ cầu mưa của dân tộc Ba Na tại làng Hnap. Đây là một trong những nghi lễ truyền thống đặc trưng của các làng dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai, thuộc Di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Gia Lai phục dựng lễ cầu mưa của người Ba Na

Gia Lai phục dựng lễ cầu mưa của người Ba Na

VOV4.VOV.VN - UBND xã Kdang, huyện Đăk Đoa, Gia Lai phối hợp với UBND huyện Đăk Đoa vừa tổ chức phục dựng Lễ cầu mưa của dân tộc Ba Na tại làng Hnap. Đây là một trong những nghi lễ truyền thống đặc trưng của các làng dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai, thuộc Di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Người Ba Na ở làng Đak Mong giữ lửa truyền thống, xây dựng nông thôn mới vững bền
Người Ba Na ở làng Đak Mong giữ lửa truyền thống, xây dựng nông thôn mới vững bền

VOV4.VOV.VN - Với hơn 95% hộ đồng bào dân tộc Ba Na sinh sống từ nhiều năm nay, nông thôn mới ở làng Đak Mong, xã Đak Kroong, huyện Đak Đoa, Gia Lai không chỉ sản xuất được hiện đại hóa, đời sống kinh tế đi lên mà văn hóa truyền thống cũng được phục hồi, gìn giữ và phát huy.

Người Ba Na ở làng Đak Mong giữ lửa truyền thống, xây dựng nông thôn mới vững bền

Người Ba Na ở làng Đak Mong giữ lửa truyền thống, xây dựng nông thôn mới vững bền

VOV4.VOV.VN - Với hơn 95% hộ đồng bào dân tộc Ba Na sinh sống từ nhiều năm nay, nông thôn mới ở làng Đak Mong, xã Đak Kroong, huyện Đak Đoa, Gia Lai không chỉ sản xuất được hiện đại hóa, đời sống kinh tế đi lên mà văn hóa truyền thống cũng được phục hồi, gìn giữ và phát huy.

Nghệ nhân A Lip  - Người truyền lửa đam mê cho lớp trẻ dân tộc Ba Na
Nghệ nhân A Lip - Người truyền lửa đam mê cho lớp trẻ dân tộc Ba Na

VOV4.VOV.VN - Từ khi còn niên thiếu, Nghệ nhân A Lip, dân tộc Ba Na, thôn Groi, xã Glar, huyện Đak Đoa, Gia Lai đã biết đánh chiêng, làm đàn, tạc tượng gỗ và chỉnh chiêng. Nay tuổi đã xế chiều, ông vẫn từng ngày nỗ lực truyền dạy cồng chiêng, âm nhạc dân gian cho thế hệ trẻ.

Nghệ nhân A Lip  - Người truyền lửa đam mê cho lớp trẻ dân tộc Ba Na

Nghệ nhân A Lip - Người truyền lửa đam mê cho lớp trẻ dân tộc Ba Na

VOV4.VOV.VN - Từ khi còn niên thiếu, Nghệ nhân A Lip, dân tộc Ba Na, thôn Groi, xã Glar, huyện Đak Đoa, Gia Lai đã biết đánh chiêng, làm đàn, tạc tượng gỗ và chỉnh chiêng. Nay tuổi đã xế chiều, ông vẫn từng ngày nỗ lực truyền dạy cồng chiêng, âm nhạc dân gian cho thế hệ trẻ.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC