Cần Thơ - Hơn 300.000 hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận nguồn tín dụng
Thứ năm, 15:03, 18/07/2024 Phạm Hải/VOV ĐBSCL Phạm Hải/VOV ĐBSCL
VOV4.VOV.VN: Thành uỷ Cần Thơ vừa tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách”. Kết quả, đã có hơn 306.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Báo cáo của Thành uỷ Cần Thơ cho thấy, trong 10 năm qua đã có hơn 306.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn với doanh số cho vay trên 8.200 tỷ đồng, bình quân 822 tỷ đồng/năm. Tính đến tháng 6/2024 tổng dư nợ 17 chương trình tín dụng chính sách xã hội hơn 4.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.938 tỷ đồng.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố và tác động tích cực đến mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố; hỗ trợ giải quyết khó khăn về tài chính cho học sinh, sinh viên; xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh phục vụ người dân, nhất là ở vùng nông thôn; nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách có nhà ở kiên cố, ổn định, nâng cao đời sống; hạn chế, đẩy lùi tệ nạn xã hội.

Từ nguồn tín dụng chính sách đã nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người hơn 50% so với năm 2014; hoàn thành sớm chỉ tiêu giảm nghèo theo từng giai đoạn, tỷ lệ hộ nghèo ở mức 3,95% đầu năm 2014 đến nay chỉ còn 0,21%; tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 3,8% đầu năm 2014 xuống còn 3,77% đầu năm 2024; nâng tỷ lệ sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn từ 83% đầu năm 2014 lên hơn 91% đầu năm 2024; góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn được cải thiện; 100% các phường, thị trấn trên địa bàn Cần Thơ đều đạt chuẩn văn minh đô thị.

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách được cho vay để hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn hiệu quả như: trồng hoa kiểng ở quận Ninh Kiều, nuôi rắn ri voi, trồng nhân sâm ở quận Ô Môn; làng nghề bánh tráng, mắm khô cá tra ở Thốt Nốt; nuôi dúi, trồng nhãn ở huyện Thới Lai và một số mô hình trồng cây ăn trái, nuôi thuỷ sản trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 40 cũng như thực hiện tín dụng chính sách xã hội vẫn còn một số vướng mắc như: hộ gia đình có mức sống trung bình có nhu cầu vốn để sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống nhưng chưa có chính sách tín dụng riêng cho đối tượng này. Nguồn lực để thực hiện một số chương trình tín dụng chính sách còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của các đối tượng thụ hưởng, nhất là nhu cầu vốn giải quyết việc làm và Nhà ở xã hội.

Ông Lăng Chánh Huệ Thảo, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Cần Thơ cho biết, tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo nhanh và bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội tại địa phương và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Theo ông Thảo, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư trên địa bàn Cần Thơ đã thật sự đi vào cuộc sống, tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Trong đó đã tập trung các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

"Đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách nói chung đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số thì hiện nay Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng có các chính sách đặc thù riêng, song song đó cũng có các chương trình tín dụng riêng đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Để triển khai thực hiện tốt cho đối tượng này thì chúng tôi cũng phối hợp với các sở, ngành, đặc biệt là ban dân tộc thành phố cùng với các tổ chức chính trị, xã hội, chính quyền địa phương các cấp, cùng với hỗ trợ vốn thì kết hợp với xây dựng các mô hình, dự án làm ăn hiệu quả, đặc biệt là có lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn. Qua đó cùng với nguồn vốn, khoa học kỹ thuật cũng như cách thức làm ăn, các mô hình đã giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích" - Ông Lăng Chánh Huệ Thảo cho biết./.

Phạm Hải/VOV ĐBSCL

Viết bình luận

Tin liên quan

Bắc Kạn: Vốn tín dụng chính sách xã hội giúp hàng chục ngàn hộ thoát nghèo
Bắc Kạn: Vốn tín dụng chính sách xã hội giúp hàng chục ngàn hộ thoát nghèo

VOV4.VOV.VN - Báo cáo tại hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn diễn ra ngày 16/7, Tỉnh ủy Bắc Kạn cho biết, 10 năm qua, nguồn vốn chính sách xã hội đã giúp hàng chục nghìn hộ dân vươn lên thoát nghèo.

Bắc Kạn: Vốn tín dụng chính sách xã hội giúp hàng chục ngàn hộ thoát nghèo

Bắc Kạn: Vốn tín dụng chính sách xã hội giúp hàng chục ngàn hộ thoát nghèo

VOV4.VOV.VN - Báo cáo tại hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn diễn ra ngày 16/7, Tỉnh ủy Bắc Kạn cho biết, 10 năm qua, nguồn vốn chính sách xã hội đã giúp hàng chục nghìn hộ dân vươn lên thoát nghèo.

Thanh Hoá - Tín dụng chính sách phát huy hiệu quả
Thanh Hoá - Tín dụng chính sách phát huy hiệu quả

Tính đến cuối tháng 4 năm nay, dư nợ tín dụng chính sách trong tỉnh đã đạt 14.338 tỷ đồng, tăng gần 5.000 tỷ đồng so với năm 2019. Trong đó, dư nợ của hộ đồng bào dân tộc thiểu số là hơn 4.731 tỷ đồng, chiếm 81 % dư nợ tại các huyện miền núi, với hơn 7.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang có dư nợ.

Thanh Hoá - Tín dụng chính sách phát huy hiệu quả

Thanh Hoá - Tín dụng chính sách phát huy hiệu quả

Tính đến cuối tháng 4 năm nay, dư nợ tín dụng chính sách trong tỉnh đã đạt 14.338 tỷ đồng, tăng gần 5.000 tỷ đồng so với năm 2019. Trong đó, dư nợ của hộ đồng bào dân tộc thiểu số là hơn 4.731 tỷ đồng, chiếm 81 % dư nợ tại các huyện miền núi, với hơn 7.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang có dư nợ.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC