Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ 17: Đại hội của “Đoàn kết- dân chủ- Kỷ cương- Đổi mới- Phát triển”
Thứ sáu, 00:00, 16/10/2020 Hoàng Thái bt Hoàng Thái bt
VOV4.VN - VớI chủ đề: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, huy động tối đa nguồn lực, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, chăm lo đời sống nhân dân bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia; phấn đấu đưa kinh tế- xã hội tỉnh Hà Giang phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc”, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ 17, nhiệm kỳ 2020- 2025 diễn ra trong 3 ngày từ 15 đến 17-10, tại thành phố Hà Giang, với sự tham dự của 323 đại biểu.

Đoàn Chủ tịch Đại hội

Hà Giang là tỉnh vùng cao, miền núi, biên giới, địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng cả về kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh và đối ngoại, là vùng đất giàu bản sắc văn hóa, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển,5 năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang đã nỗ lực quyết tâm vượt qua khó khăn, khai thác tối đa lợi thế tiềm năng để giành nhiều kết quả nổi bật trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, tuy là tỉnh nghèo nhưng tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân của Hà Giang đạt 6,8%/năm, nằm trong tốp khá của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo giảm gần 50%, thu ngân sách năm 2020 ước đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 51,2%. 

Đại tướng Ngô Xuân Lịch- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chỉ đạo Đại hội

Tỉnh cũng tập trung phát triển du lịch, tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm, lượng khách quốc tế đến tỉnh ngày càng tăng., đảm bảo an sinh xã hội, Quốc phòng- an ninh được đảm bảo, giữ vững đường biên- mốc giới; tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế- xã hội. 

Với những kết quả đạt được, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đề ra mục tiêu tổng quát xây dựng Hà Giang phát triển về du lịch, nông nghiệp, đến năm 2025 Hà Giang trở thành tỉnh có kinh tế- xã hội phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc và đến năm 2045 là tỉnh trung bình khá của cả nước; tốc độ tăng trưởng 8%/năm, thu ngân sách đạt 4.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 4%/năm.  

Về phát triển nông nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây hiệu quả kinh tế cao, cải tạo đất canh tác đối với 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc, phấn đấu đến 2025 đạt từ 5 sản phẩm OCOP cấp quốc gia trở lên và xây dựng 5 sản phẩm xuất khẩu; định hình rõ các sản phẩm mang thương hiệu của tỉnh như: gỗ nguyên liệu, trà shan tuyết, gạo chất lượng cao, mật ong bạc hà, cam sành, thịt bò vàng cao nguyên đá…Đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu tập trung tại các huyện: Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần.
Về phát triển du lịch, dịch vụ, kinh tế biên mậu, tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, dựa trên các giá trị văn hóa truyền thống, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, danh lam thắng cảnh, đặc biệt như: Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì…, xác định vùng trọng điểm: Thành phố Hà Giang là trung tâm kết nối du lịch của tỉnh; Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Tiếp tục triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2025, Đề án nâng cao chất lượng và phát triển các lễ hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, đặc biệt là Lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, Lễ hội hoa Tam giác mạch…
Bên cạnh đó, phát triển khu kinh tế cửa khẩu, lấy thương mại cửa khẩu là động lực chính để phát triển. xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, là cửa ngõ giao thương quốc tế, đầu mối giao thông, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh quan trọng, là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với miền Bắc Việt Nam, giữa các nước ASEAN với các nước Đông Bắc Á. 

Về các chương trình, dự án giảm nghèo, tạo động lực, khuyến khích các tầng lớp nhân dân làm giàu và tạo cơ hội để hộ nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo, phấn đấu hàng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo 4% giai đoạn 2020- 2025, hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo. Tập trung thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công, hộ nghèo các xã biên giới đảm bảo tính bền vững gắn với quy tụ dân cư, triển khai đồng bộ các giải pháp an sinh xã hội. Phối hợp tốt với các địa phương đối đẳng phía Trung Quốc xây dựng và thực hiện thỏa thuận về cơ chế quản lý lao động qua biên giới.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Đại tướng Ngô Xuân Lịch- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: Hà Giang vẫn là tỉnh nghèo, quy mô kinh tế nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, còn 12 chỉ tiêu không đạt Nghị quyết Đại hội 16 đề ra, chưa huy động được nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Hà Giang còn là tỉnh biên giới, địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng- an ninh, do đó, trong bất luận hoàn cảnh nào, Hà Giang cũng phải quyết tâm giữ dân, giữ đất, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Bởi vậy, thời gian tới, cần nâng cao chất lượng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Nắm chắc tình hình hiệu quả các vấn đề phức tạp về an ninh trật tự, không để xảy ra gây rối, bạo loạn, điểm nóng, nhất là ở vùng dân tộc, tôn giáo./.

Thu Hòa VOV4

Hoàng Thái bt

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC