Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số miền Trung - Tây Nguyên
Thứ sáu, 00:00, 27/10/2017 p bt p bt
VOV4.VN - Với việc thay đổi phương pháp cùng với sự cố gắng của cả hệ thống giáo dục, năm học 2016-2017, kết quả học tập tiếng Việt của nhiều tỉnh có nhiều học sinh dân tộc thiểu số đã có chuyển biến rõ rệt, số học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt giảm xuống dưới 5%.

Theo Bộ Giáo dục Đào tạo, trong năm học 2016-2017, gần 7 triệu học sinh của 48 tỉnh thành trên cả nước được học môn tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục của Bộ. Về cơ bản, việc dạy và học tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu này đã làm thay đổi phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh, nhất là học sinh ở vùng dân tộc thiểu số.

Trong hai ngày, 25 và  26/10, tại Pleiku, Gia Lai, Bộ giáo dục Đào tạo tổ chức Hội thảo - tập huấn về Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số. Hơn 100 cán bộ quản lý và giáo viên của 17 tỉnh khu vực Miền Trung và Tây Nguyên đã tham gia hoạt động này.

Sau các nội dung hội thảo diễn ra hôm qua, hôm nay, các cán bộ quản lý và giáo viên ở khu vực Miền Trung-Tây Nguyên được tập huấn về giảng dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, chia sẻ hơn 20 kinh nghiệm dạy tiếng Việt trong bậc mầm non và tiểu học.

Cô giáo Đinh Thị Thu Mai, Trường mầm non số 2 Trọng Hóa, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cho biết, việc dạy tiếng Việt đối với trẻ nhỏ cần kết hợp với hoạt động thể chất, trò chơi, câu chuyện, đặc biệt là học song ngữ tiếng Việt và tiếng dân tộc sẽ giúp học sinh nhớ và rèn luyện được kỹ năng nói, viết tiếng Việt tốt hơn. Và điều này rất có ích đối với công việc dạy dỗ các cháu ở nhà trường.



Nguyễn Thảo/VOV-Tây Nguyên

p bt

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC