Tạo cơ chế cho du lịch vùng cao khởi sắc
Thứ ba, 05:41, 16/07/2024 Đinh Tuấn/VOV Tây Bắc Đinh Tuấn/VOV Tây Bắc
VOV4.VOV.VN: Nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, tạo việc làm, nâng cao thu nhâp cho người dân vùng cao, miền núi, phấn đấu trong tương lai gần hoạt động du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, Tỉnh ủy và HĐND tỉnh Yên Bái đã ban hành các Nghị quyết cho riêng lĩnh vực này. Thông qua các chính sách này đã góp phần hỗ trợ các tập thể, cá nhân, các địa phương nâng cao chất lượng hoạt động và dịch vụ du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 28 của Tỉnh ủy Yên Bái về phát triển du lịch, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh Yên Bái về một số chính sách pháp luật về hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, hoạt động du lịch ở địa phương đã có những chuyển biến rõ rệt, không chỉ tăng tốc và bứt phá về số lượng mà chất lượng cũng không ngừng được nâng lên, trở thành điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Bà Lương Thị Xuyến, Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: "Có 11 chính sách trong Nghị quyết, huyện Mù Cang Chải đang triển khai rất đầy đủ, trong đó có hỗ trợ các hộ homstay đón khách, hỗ trợ cho các điểm du lịch, hỗ trợ cho các làng nghề... "

Chị Đào Thị Thu Hương, Quản lý khu du lịch Do Gia Group xã Phúc An, huyện Yên Bình chia sẻ: dù mới đi vào hoạt động nhưng những hỗ trợ từ các chính sách mà tỉnh Yên Bái ban hành đã giúp cho đơn vị có thêm động lực để xây dựng các sản phẩm du lịch mang bản sắc các dân tộc trên vùng hồ Thác Bà, góp phần cùng huyện Yên Bình hình thành những vùng, khu du lịch đặc trưng, hấp dẫn. Không chỉ hỗ trợ các cơ sở homestay đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ, Nghị quyết số 10 của HĐND tỉnh Yên Bái còn hỗ trợ thành lập, duy trì các đội văn nghệ phục vụ phát triển du lịch.

Cũng như các đội văn nghệ khác, nhờ có sự hỗ trợ 40 triệu đồng thành lập mới và 3 triệu đồng duy trì hoạt động mỗi năm mà đội văn nghệ dân tộc Cao Lan, thôn Khuân Đát, xã Phúc An, huyện Yên Bình có thêm điều kiện tốt hơn để tập luyện, phục vụ hiệu quả các hoạt động du lịch cũng như các sự kiện văn hóa của địa phương.

Chị Thạch Thị Xinh, người dân thôn Khuân Đát, xã Phúc An, huyện Yên Bình phấn khởi cho biết: "Đội văn nghệ chúng tôi thành lập xong thì cũng đã có kinh phí để duy trì hoạt động, từ năm 2019 đến giờ chúng tôi hoạt động thường xuyên, tập những tiết mục mang bản sắc dân tộc Cao Lan là chính. Xã Phúc An bây giờ cũng đã có khu du lịch nên chúng tôi rất vui nếu đội văn nghệ của chúng tôi được tham gia vào các chương trình văn hóa, văn nghệ, giao lưu phục vụ du khách." 

Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, đến nay, địa phương đã hỗ trợ thành lập mới và duy trì hoạt động được hơn 230 đội văn nghệ nòng cốt của các dân tộc Mông, Thái, Mường, Tày, Cao Lan…, với tổng kinh phí hơn 2,8 tỷ đồng. Ngoài ra, kinh phí từ các chính sách của tỉnh còn hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động thu gom rác thải tại thôn, bản có hoạt động du lịch cộng đồng; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ truyền dạy trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể tại một số địa phương. 

"Việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, qua triển khai thực hiện thì chúng tôi duy trì, vận đồng các nghệ nhân trực tiếp truyền đạt. Trên cơ sở lưu giữ bản sắc văn hóa thì cũng là điều kiện để phục vụ cho phát triển du lịch". - Ông Triệu Văn Thuộc, Chủ tịch UBND xã Mường Lai, huyện Lục Yên cho biết.

Theo Nghị quyết số 28 của Tỉnh ủy Yên Bái, mục tiêu đến năm 2025, Yên Bái đón trên 1,5 triệu lượt khách, trong đó 400 nghìn lượt khách quốc tế, tăng trưởng bình quân đạt 14,6%/năm. Doanh thu từ du lịch năm 2025 đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 26%/năm, chiếm khoảng 7% tổng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ, tạo việc làm cho 12.500 lao động trong lĩnh vực này.

Bà Vũ Thị Hiền Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết: nhờ có những chủ trương, giải pháp cụ thể, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các địa phương, hết năm 2023, Yên Bái đã trở thành điểm đến thân thiện, mến khách khi đón trên 2 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt trên 1.700 tỷ đồng, vượt mục tiêu Nghị quyết số 28 đề ra. Riêng 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh ước đón gần 1,3 triệu lượt khách với doanh thu trên 1.000 tỷ đồng. Yên Bái hiện đã định vị được thương hiệu trên bản đồ du lịch vùng Tây Bắc, nhưng để đưa Yên Bái trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, vẫn còn nhiều việc cần phải làm.

"Tỉnh tập trung hướng dẫn, khuyến khích, tạo mọi điều kiện theo quy định để các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch sẵn có, đồng thời xây dựng các sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo,hấp dẫn, riêng có của tỉnh Yên Bái, tạo nên hình ảnh và điểm đến đặc thù". - Bà Vũ Thị Hiền Hạnh nói.

Thời gian tới Yên Bái cũng cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động du lịch; phát triển du lịch thông qua các hoạt động liên kết hợp tác với một số địa phương trong và ngoài nước; thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch theo hướng xanh, bền vững./. 

Đinh Tuấn/VOV Tây Bắc

Viết bình luận

Tin liên quan

Du lịch đường sắt qua Lào Cai – cơ hội nhiều, thách thức lớn
Du lịch đường sắt qua Lào Cai – cơ hội nhiều, thách thức lớn

VOV4.VOV.Vn - Di chuyển bằng đường sắt tới Lào Cai để đến các điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà hay sang Trung Quốc là một lựa chọn đối với nhiều du khách. Nhưng trước xu thế phát triển, việc thúc đẩy du lịch thông qua phương tiện vận tải truyền thống này đang là bài toán cần tìm lời giải xác đáng.

Du lịch đường sắt qua Lào Cai – cơ hội nhiều, thách thức lớn

Du lịch đường sắt qua Lào Cai – cơ hội nhiều, thách thức lớn

VOV4.VOV.Vn - Di chuyển bằng đường sắt tới Lào Cai để đến các điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà hay sang Trung Quốc là một lựa chọn đối với nhiều du khách. Nhưng trước xu thế phát triển, việc thúc đẩy du lịch thông qua phương tiện vận tải truyền thống này đang là bài toán cần tìm lời giải xác đáng.

Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững. Bài 3: Chuyển đổi số hướng tới du lịch xanh, vươn ra thế giới
Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững. Bài 3: Chuyển đổi số hướng tới du lịch xanh, vươn ra thế giới

VOV4.VOV.VN - Trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch. Trên cơ sở nền tảng chung này, các dữ liệu sẽ được chia sẻ lên các sàn thương mại điện tử đã có để các doanh nghiệp, du khách có thể khai thác và trải nghiệm. Nền tảng này hoạt động và cung cấp dữ liệu hoàn toàn miễn phí. Việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số và mở rộng diện tiếp cận thị trường thông qua các nền tảng số mang lại cơ hội tốt hơn cho doanh nghiệp Việt Nam bắt nhịp với thị trường thế giới.

Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững. Bài 3: Chuyển đổi số hướng tới du lịch xanh, vươn ra thế giới

Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững. Bài 3: Chuyển đổi số hướng tới du lịch xanh, vươn ra thế giới

VOV4.VOV.VN - Trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch. Trên cơ sở nền tảng chung này, các dữ liệu sẽ được chia sẻ lên các sàn thương mại điện tử đã có để các doanh nghiệp, du khách có thể khai thác và trải nghiệm. Nền tảng này hoạt động và cung cấp dữ liệu hoàn toàn miễn phí. Việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số và mở rộng diện tiếp cận thị trường thông qua các nền tảng số mang lại cơ hội tốt hơn cho doanh nghiệp Việt Nam bắt nhịp với thị trường thế giới.

Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững. Bài 2: Nhiều thách thức và rào cản khi chuyển đổi số trong ngành Du lịch
Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững. Bài 2: Nhiều thách thức và rào cản khi chuyển đổi số trong ngành Du lịch

VOV4.VOV.VN - Chuyển đổi số là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta trong bối cảnh hiện nay. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh ở Việt Nam. Chuyển đổi số trong phát triển du lịch nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức. Trong bài 2 của loạt bài “Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững”, Thanh Hiếu, phóng viên VOV thường trú tại miền Trung đề cập các cơ hội lẫn thách thức khi thực hiện chuyển đổi số đối với ngành Du lịch trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững. Bài 2: Nhiều thách thức và rào cản khi chuyển đổi số trong ngành Du lịch

Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững. Bài 2: Nhiều thách thức và rào cản khi chuyển đổi số trong ngành Du lịch

VOV4.VOV.VN - Chuyển đổi số là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta trong bối cảnh hiện nay. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh ở Việt Nam. Chuyển đổi số trong phát triển du lịch nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức. Trong bài 2 của loạt bài “Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững”, Thanh Hiếu, phóng viên VOV thường trú tại miền Trung đề cập các cơ hội lẫn thách thức khi thực hiện chuyển đổi số đối với ngành Du lịch trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững (Bài 1)
Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững (Bài 1)

VOV4.VOV.VN - Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu đối với ngành Du lịch, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi động; là sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh truyền thống sang kinh doanh hiện đại hơn, tập trung vào khách hàng theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu. Chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược lâu dài, theo đó phải đổi mới từ khâu tổ chức, con người đến mô hình kinh doanh. Từ thực tế chuyển đổi số trong ngành Du lịch tại một số địa phương, phóng viên Thanh Hiếu/VOV-miền Trung thực hiện loạt bài: “Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững"

Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững (Bài 1)

Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững (Bài 1)

VOV4.VOV.VN - Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu đối với ngành Du lịch, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi động; là sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh truyền thống sang kinh doanh hiện đại hơn, tập trung vào khách hàng theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu. Chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược lâu dài, theo đó phải đổi mới từ khâu tổ chức, con người đến mô hình kinh doanh. Từ thực tế chuyển đổi số trong ngành Du lịch tại một số địa phương, phóng viên Thanh Hiếu/VOV-miền Trung thực hiện loạt bài: “Chuyển đổi số trong du lịch hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững"

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC