Lễ mừng sinh nhật của người Nùng Bắc Giang
Thứ tư, 00:00, 13/06/2018 Việt Phú + 3  ảnh Việt Phú + 3 ảnh
VOV4.VN- Lễ mừng sinh nhật của người Nùng ở Bắc Giang, tiếng Nùng là “Tày Khoăn”. Lễ này thường được tổ chức khi người được mừng sinh nhật đã lên “chức” ông bà, khi con cháu đã đề huề.

Nhà ông Nông Văn Thiết ở bản Đồng Cả, xã Canh Nậu, huyện Yên Thế hôm nay vui vẻ, nhộn nhịp. Hơn 20 mâm cỗ đã được gia chủ chuẩn bị, anh em hàng xóm đã đến đông đủ để chia vui cùng gia đình. Hôm nay ông Nông Văn Thiết tổ chức mừng sinh nhật lần đầu tiên trong đời.

 

Vui hơn cả có lẽ là anh Nông Văn Đàm, con trai ông Thiết, anh cho biết đây là lần đầu tiên tổ chức sinh nhật cho bố. Đây cũng  là lúc các con trai, con gái, dâu, rể báo hiếu ông. Anh Đàm mong mỏi ngày này đã lâu.

Anh Đàm cho biết việc chuẩn bị cỗ bàn và lễ mừng sinh nhật cũng giống như lễ mừng thọ của một số dân tộc. Gia đình phải chuẩn bị những đồ lễ cần thiết như lợn, gà. Khách mời chủ yếu là anh em bạn bè, họ thường mang gạo và gà mừng nhưng ngày nay thì cũng mừng tiền.

 

Thầy cúng Hoàng Văn Tân đang làm nghi lễ gọi vía trong lễ mừng sinh nhật. Ảnh VP

 

Theo ông Hoàng Văn Tân, người cùng thôn, là thầy cúng cho lễ mừng sinh nhật cho ông Nông Văn Thiết, không phải ai cũng có thể tổ chức mừng sinh nhật cho mình được, ngay cả khi gia đình giàu có và cụ ông, cụ bà có thể đã nhiều tuổi, nếu chưa đáp ứng được những tiêu chí đã thành tập quán. Phải có cháu gọi ông, gọi bà thì mới được làm sinh nhật. Nếu 70 tuổi chưa có cháu thì cũng không được làm.

 

Theo quan niệm từ xa xưa, để tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ thì con cái phải có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ chu đáo. Bởi khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay, không thể sống dậy mà ăn các món ngon mà con cái dâng cúng nữa. Vậy nên cứ khi nào có điều kiện cần và đủ là người Nùng tổ chức mừng sinh nhật cho cha mẹ mình.

 

 

 

Những vật dụng không thể thiếu của thầy cúng trong lễ mừng sinh nhật. Ảnh VP

 

Ông Lư Tiến Cảnh, ở thôn Đồng Nhân, xã Phồn Xương, Yên Thế, bảo rằng, con cái có hiếu lễ với cha mẹ thì hãy tôn trọng những phút giây cha mẹ còn sống để mà hiếu lễ, bởi khi cha mẹ chết, người Nùng không tổ chức cúng giỗ hàng năm như các dân tộc khác.

 

Ông Nông Văn Thiết, người được mừng sinh nhật cho biết, việc chuẩn bị cho việc “giỗ sống” như ngày xưa không mấy cầu kỳ, bởi còn do điều kiện gia đình, nhưng không thể thiếu những mâm cỗ mời họ hàng anh em, hàng xóm láng giềng. Thành phần không thể thiếu là ông thầy cúng, thầy có nhiệm vụ cúng bái, cầu khấn cho gia chủ bình an và thực hiện một số nghi lễ.

 

Vai trò của thầy cúng trong lễ mừng sinh nhật rất quan trọng, bởi thầy cúng là người kết nối giữa con người với thế giới tâm linh huyền bí. Thầy thông báo với tổ tiên rằng gia chủ năm nay đã đủ điều kiện để tổ chức mừng sinh nhật và mong  tổ tiên phù hộ cho sức khỏe dồi dào, sống lâu cùng con cháu.

 

Tiết mục độc đáo nhất trong lễ mừng sinh nhật của người Nùng Bắc Giang là hình thức cấp lương. Con cái sẽ chuẩn bị gạo, gà hay tiền tặng bố hoặc mẹ, người được làm sinh nhật, mong sao cho bố mẹ có thêm lương thực, khi chết đi sẽ có lương thực dự trữ.  Lúc này, thầy cúng sẽ để một hũ hoặc một hộp hình trụ tròn, dưới đáy để tiền và con cái lần lượt đổ gạo và tiền vào đó. Anh Nông Văn Đàm giải thích: dân tộc Nùng gọi là “hao lừng”  tức là cấp lương cho bố và đây cũng là việc làm giỗ trước khi mất. Sau này bố có mất đi thì không làm giỗ nữa

 

 

 

Đồ lễ trong mâm cúng mừng sinh nhật của người Nùng Bắc Giang. Ảnh VP

 

Theo ông Nông Văn Tính, ở Canh Nậu, Yến Thế, hình thức này cũng như là để tiết kiệm. Và mỗi năm, khi tổ chức sinh nhật thì thầy cúng sẽ kiểm tra hũ gạo tiết kiệm đó, nếu vơi thì con cái tiếp tục bổ sung, để người được giỗ sống sẽ có gạo ăn không bị đói ở thế giới bên kia.

Sau khi cấp lương xong xuôi, tất cả gia đình cùng tổ chức ăn uống, vui chơi, cùng đến chúc cho người được mừng sinh nhật sẽ có thêm sức khỏe, sống vui vẻ bên con cháu. Để con cháu sẽ tổ chức sinh nhật cho mình thêm nhiều năm nữa.

 

 

Ông Nông Văn Thiết, người được mừng sinh nhật cho biết, việc chuẩn bị cho việc “giỗ sống” như ngày xưa không mấy cầu kỳ, bởi còn do điều kiện gia đình, nhưng không thể thiếu những mâm cỗ mời họ hàng anh em, hàng xóm láng giềng. Thành phần không thể thiếu là ông thầy cúng, thầy có nhiệm vụ cúng bái, cầu khấn cho gia chủ bình an và thực hiện một số nghi lễ.

 

Vai trò của thầy cúng trong lễ mừng sinh nhật rất quan trọng, bởi thầy cúng là người kết nối giữa con người với thế giới tâm linh huyền bí. Thầy thông báo với tổ tiên rằng gia chủ năm nay đã đủ điều kiện để tổ chức mừng sinh nhật và mong  tổ tiên phù hộ cho sức khỏe dồi dào, sống lâu cùng con cháu.

 

Tiết mục độc đáo nhất trong lễ mừng sinh nhật của người Nùng Bắc Giang là hình thức cấp lương. Con cái sẽ chuẩn bị gạo, gà hay tiền tặng bố hoặc mẹ, người được làm sinh nhật, mong sao cho bố mẹ có thêm lương thực, khi chết đi sẽ có lương thực dự trữ.  Lúc này, thầy cúng sẽ để một hũ hoặc một hộp hình trụ tròn, dưới đáy để tiền và con cái lần lượt đổ gạo và tiền vào đó. Anh Nông Văn Đàm giải thích: dân tộc Nùng gọi là “hao lừng”  tức là cấp lương cho bố và đây cũng là việc làm giỗ trước khi mất. Sau này bố có mất đi thì không làm giỗ nữa

 

Theo ông Nông Văn Tính, ở Canh Nậu, Yến Thế, hình thức này cũng như là để tiết kiệm. Và mỗi năm, khi tổ chức sinh nhật thì thầy cúng sẽ kiểm tra hũ gạo tiết kiệm đó, nếu vơi thì con cái tiếp tục bổ sung, để người được giỗ sống sẽ có gạo ăn không bị đói ở thế giới bên kia.

Sau khi cấp lương xong xuôi, tất cả gia đình cùng tổ chức ăn uống, vui chơi, cùng đến chúc cho người được mừng sinh nhật sẽ có thêm sức khỏe, sống vui vẻ bên con cháu. Để con cháu sẽ tổ chức sinh nhật cho mình thêm nhiều năm nữa.

Việt Phú + 3 ảnh

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC